Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Tượng Lenin Bị Đốt Cháy Bị Chặt Tay Bị Vạt Mỏ


   CỘNG SẢN ĐỀN TỘI  ÁC    
                            

BIỂU TƯỢNG THIÊN TỬ ĐỘC QUYỀN ĐỘC TÔN
TRONG CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TẬP QUYỀN XƯA CỔ &
TƯỢNG ĐÀI LENIN BỊ NGƯỜI DÂN KHẮP NƠI
ĐÁNH NGÃ - GIỰT SẬP - LẬT NHÀO - ĐẬP BỂ NÁT &
LĂNG HOÀNG ĐẾ HAY NẤM MỒ NGƯỜI “VÔ SẢN” ?
SỐ PHẬN XÁC ƯỚP CÙNG LĂNG LENIN

PHẦN MỘT

      TỔNG QUÁT

      Trong Liên Bang Sô Viết, mỗi một thành phố đều có vài tượng đài Vladimir Lenin. Sau đại biến động chính trị làm sụp đổ Liên Sô năm 1991, nhiều tượng đài Lenin bị hạ xuống, di dời chỗ khác hay bị kéo ngã nằm lăn trên đất. Phong trào hạ bệ “thần tượng giả dối” cưỡng đặt, do công chúng tự khởi xướng, đã xảy ra sớm hơn tại các nước Đông Âu Cộng Sản và 3 nước vùng Baltic.

Tượng Lenin bị hạ bệ 
tại thủ đô Ulan Bator Mông Cổ
 tháng 10/2012.
Thị Trưởng Bat-Uul Erdene của Ulan Bator 
gọi Lenin
một tên giết người.
Những người dân tụ tập chung quanh 
đã quăng giày cũ vào
mặt tượng Lenin để tỏ thái độ khinh khi.
Ảnh nguồn:
Xin coi phần tham khảo
dưới cùng.

Bức tượng Lenin tại Đông Bá Linh-Đức
bị dẹp bỏ năm 1992.

Tượng Lenin ở Kyiv – Ukraine
bị đập bể mặt, mũi và bị chặt đứt bàn tay trái.
Quá nhục nhã cho một kẻ lường gạt
tiếm danh lãnh tụ cách mạng.
Cách cư xử của công chúng luôn anh minh.

Thời vàng son nay còn đâu!!!
Chế độ Cộng Sản sụp đổ,
 lòng dân oán hận bao nhiêu năm qua,
nay có cơ hội
quyết đạp đổ
 “thần tượng giả dối” cưỡng đặt.
Tượng Lenin bị giựt sập,
 bị sơn đỏ trét đầy mặt,
 bị quấn dây quanh cổ
tượng trưng cho hành động treo cổ xử tội ác,
tượng ngã nằm trên đất như khối đá vô tri.
 Những kẻ dùng nòng súng công an bộ đội
ép buộc dân sùng bái “lãnh tụ”
hãy coi đây làm gương,
đừng lường gạt,
đừng tước đoạt quyền sống tự do của dân.


NGƯỜI BA LAN ĐỐT TƯỢNG LENIN –
DÂN KYRGHYZSTAN THÁO DỠ TƯỢNG LENIN

      Dưới đây chúng tôi xin trích bản tin ngắn tại Ba Lan ngày 24/11/1989:

Người Ba Lan đốt cháy tượng Lenin

      Một tượng đài Lenin ở thị trấn Nova Huta đã bị bắn sơn tung tóe sau đó bị đốt cháy vào thời điểm Thủ Tướng Tadeusz Mazowiecki sắp lên đường viếng thăm Moscow, câu chuyện trên đây được nhật báo Zycie Warszawy tường thuật hôm nay, và trích dẫn lời một giới chức nói về sự kiện này.

      Hành động đốt tượng Lenin được Liên Đoàn Tuổi Trẻ Chiến Đấu Chống Cộng thực hiện.

Tin trích từ báo Pravda ngày 15/8/2003

      Kyrghyzstan tháo dỡ tượng Lenin khỏi quảng trường trung tâm.

      Kyrghyzstan đang bắt đầu di dời một tượng đài của nhà lãnh đạo cách mạng vô sản trên thế giới, Vladimir Lenin, mà trước đây được đặt tại quảng trường trung tâm Bishkek, thủ đô nước cộng hòa Trung Á này.

      Nhằm mục đích thay đổi các biểu tượng trang trí cho quảng trường trung tâm, chính quyền thành phố ra lịnh mang tượng đài đi chỗ khác, nội các chính phủ của cộng hòa đã thông tin về sự kiện di dời này.

      Tượng đài cao nhiều mét bị đưa đến đặt trước cơ quan quốc hội cách phía Bắc quảng trường chừng 200 thước. Tượng này đã hiện diện tại quảng trường cách đây 20 năm. Năm 2002, Hội Đồng Lập Pháp Quốc Hội Kyrghyz thông qua đạo luật tuyên bố tượng đài đơn thuần chỉ là một công trình kiến trúc và lịch sử chứ không có gì khác hơn nữa.

      Những người Cộng Sản lên tiếng phản đối mạnh chống lại quyết định này.

GIẢI THƯỞNG CHO TINH THẦN ĐỀ KHÁNG
CHỐNG LẠI SỰ PHỤC HỔI BIỂU TƯỢNG CỘNG SẢN SÔ VIẾT

      Moldova, Kishinev, 13/5/2005, PRIMA–News Agency

      George Brichag, một người Moldova kiên trì nỗ lực chống lại việc phục hồi các biểu tượng và lề thói Sô Viết đã được tưởng thưởng giải "Homo Homini" năm 2004 do quỹ "People in Need" (Người Trong Khi Hữu Sự) của Cộng Hòa Czech trao tặng. Stefan Uryt, Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Quyền Helsinki tại Moldova đã tuyên bố tên tuổi người nhận được giải thưởng trong cuộc họp báo ngày 11/5 tại Kishinev.

      George Brichag là thành viên Ủy Ban Nhân Quyền Helsinki tại Moldova đã can đảm chống lại việc phục hồi tượng đài Lenin ở trung tâm thành phố Beltz.
      
      Vào mùa Hè 2004, trong suốt 19 ngày, ông đã thực hiện hành động phản đối chống lại nghị quyết của Hội Đồng Thành Phố Beltz dự định cho đặt lại tượng đài Lenin. Ngày 1/8/2004, George Brichag ký một tuyên bố phát biểu rằng nếu tượng đài được thiết lập tại thành phố Beltz, ông sẽ tự sát để bày tỏ nỗi bất bình, phẫn hận.

      Sau đó quyết định của thành phố bị thay đổi khi nghị quyết của tòa phúc thẩm được đưa ra. Như thế cuộc chiến đấu của George Brichag đã thành công.

      George Brichag từng bị giam cầm 10 năm trời trong Gulag và 7 năm trong nhà tù.

      Quỹ "People in Need" đã gọi sự đề kháng của ông là “hành động trong tinh thần dân chủ”.
  
      Giải thưởng được giới thiệu ngày 27/4/2005 ở Cộng Hòa Moldova với ý nghĩa vì “sự kháng cự thích đáng chống lại việc phục hồi các biểu tượng và lề thói Sô Viết”.

      Giải thưởng của quỹ Cộng Hòa Czech đã được trao vào ngày diễn ra Hội Nghị Nhân Quyền Quốc Tế VII tại Helsinki. Brichag tham dự hội nghị như một thẩm phán.


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Tài liệu tham khảo và dữ kiện được trích dẫn từ:
http://englishrussia.com/?p=2399
http://blog.foreignpolicy.com/posts/2008/12/18/statue_topplings_an_fp_retrospective

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

Bộ Đội Cộng Sản Hiếp Dâm Đàn Bà Con Gái Hungary


TỘI ÁC CHIẾN TRANH CỦA HỒNG QUÂN LIÊN SÔ
TRONG THẾ CHIẾN II:
XÂM CHIẾM - CƯỚP CỦA - HÃM HIẾP - ĐÀN ÁP - THẢM SÁT
CÁC DÂN TỘC LÁNG GIỀNG


TỘI ÁC HÃM HIẾP ĐÀN BÀ CON GÁI

PHẦN CUỐI

TỘI ÁC CỦA HỒNG QUÂN CƯỠNG DÂM PHỤ NỮ TẠI HUNGARY


 Biểu tượng của Hiệp Hội Quá Khứ Và Hiện Tại.

       Dưới đây chúng tôi trích dẫn bài viết của James Mark thuộc Ðại Học Exeter với tựa đề ”Truy Hoài Sự Hãm Hiếp: Phân Chia Hồi Ức Xã Hội Và Hồng Quân Ở Hungary Năm 1944-1945”. Bài viết được Hiệp Hội Quá Khứ Và Hiện Tại lưu trữ năm 2005.

       Trong suốt thời gian Liên Sô chiếm đóng thủ đô Budapest của Hungary khi kết thúc Ðệ Nhị Thế Chiến, ước lượng có đến 50.000 đàn bà con gái Budapest bị bộ đội và sĩ quan Hồng Quân Liên Sô hiếp dâm tàn nhẫn.

       Sau Bá Linh, phụ nữ Budapest chịu đựng thảm họa cưỡng dâm nhiều hơn bất cứ phụ nữ nào tại các thủ đô ở Trung và Ðông Âu.

       Ðiều này một phần bởi vì vị trí Budapest là nơi phòng thủ nên trở thành đối tượng thu hút sự bao vây, và dân thường không di tản. Hơn nữa, sự liên minh của Hungary với Phe Trục (Đức Quốc Xã)có nghĩa là Hồng Quân coi Budapest như lãnh thổ kẻ thù, đất địch, và phụ nữ trong thành phố này trở thành các tiêu điểm hợp pháp cho họ ra tay hành hạ thể xác bằng những trò làm tình thô bạo vô nhân đạo.

       Trong suốt những tháng này, đối với đa số cư dân thành phố, hãm hiếp là chuyện xảy ra thường ngày mà gia đình, bạn bè, người quen biết hay kẻ láng giềng là nạn nhân phải chịu đựng từ sự ham muốn dục tình không cùng của kẻ chiến thắng hay bộ đội “giải phóng”, “anh giải phóng quân”. (cuối trang 133).

Hàng chữ trong hình có ý nghĩa:
”Bạn muốn kết thúc cuộc đời tại Siberia?
Chắc chắn là không rồi!
Hãy chiến đấu và làm việc
cho đạo quân chiến thắng.”
Xác các phụ nữ và trẻ con
nằm cạnh đường rầy xe lửa.
Bức hình được đăng trong bài viết
của James Mark.
Ảnh nguồn:
 Viện Bảo Tàng Quốc Gia Hungary.

       Sự mô tả ngày nay ở Phương Tây về Hồng Quân đa phần là những câu chuyện nói về các tên hiếp dâm tàn bạo. Những giải thích lịch sử về hành vi tác phong Hồng Quân ở Trung Âu như quyển sách “Bá Linh: Sự Sụp Ðổ Năm 1945” của Anthony Beevor miêu tả bộ đội Sô Viết như những tên say rượu, nằm ngoài tầm kiểm soát và bị dồn nén tình dục quá mức.

       Hình ảnh bộ đội Cộng Sản được thấy qua cách cư xử thô bạo và kỳ thị đối với dân chúng địa phương, và sự hiểu biết của người hoạt động binh vực cho nữ quyền, giúp chúng ta biết tường tận thêm về vai trò bạo lực tình dục trong chiến tranh.

       Từ khi sụp đổ Chủ Nghĩa Cộng Sản, các câu chuyện về thói tàn bạo của Hồng Quân cũng trở nên được phổ cập trong quần chúng khắp xã hội.

       Tuy nhiên hãm hiếp không luôn giữ vai trò trung tâm trong lịch sử khi nói về tính cách cư xử của Hồng Quân ở Ðông Âu. Trong thời gian ngay sau thảm họa Ðệ Nhị Thế Chiến, đối diện với tình thân hữu với Hồng Quân (có công đánh đổ Hitler), các cường quốc Ðồng Minh không chú ý đến tội ác hãm hiếp của bộ đội Cộng Sản Liên Sô.

       Hơn nữa những câu chuyện về hãm hiếp tập thể đã có trước tại Phương Tây khi được công bố đầu tiên từ miệng các nhà lãnh đạo Ðông Âu bị buộc phải đi lưu vong lúc họ chống lại Cộng Sản. Còn trong phạm vi Liên Bang Sô Viết, thủ phạm gây nên tội ác bảo vệ hành động của họ hay nói cho đúng là chối tội.

       Boris Slutsky, nhà thơ Nga, người đi cùng với Hồng Quân khi đoàn quân tiến vào Ðông Âu, đã viết trong hồi ký của ông “Những Ðiều Ðã Xảy Ra” rằng phụ nữ Hungary vui vẻ, thưởng thức cơn khoái lạc xác thịt khi được bộ đội cưỡng dâm dù kẻ hành hạ thân xác họ đã giết chồng họ.

       Dù Liên Bang Sô Viết đã tan rã, công dân nước Sô Viết cũ từng phục vụ trong Hồng Quân vẫn khăng khăng niềm hãnh diện vì đã đánh bại Phát Xít có nghĩa là các tội ác chiến tranh như thế tiếp tục bị phủ nhận.

       Một nhà làm phim tài liệu tìm ra rằng cựu binh Hồng Quân hãy còn chối bỏ chuyện hãm hiếp không có xảy ra gì cả, họ chỉ thừa nhận quan hệ tình dục trên căn bản đồng thuận chứ không dùng bạo lực cưỡng dâm, hay cho rằng phụ nữ Ðông Âu chủ tâm dùng tình dục để gieo rắc bịnh tật mong làm suy yếu khả năng chiến đấu của bộ đội.

       Chứng cứ được lấy từ một phần các nhật ký hay bình luận chính trị về tội ác thời kỳ 1944-1945, nhưng chính yếu được rút ra từ dự án lịch sử truyền khẩu trong đó tôi (James Mark) phỏng vấn 76 người đàn ông và đàn bà thuộc giai tầng trung lưu tại Budapest, những người này sinh trong khoảng thời gian 1907-1938, về những kinh nghiệm của họ trong Ðệ Nhị Thế Chiến và giai đoạn đầu của nhà nước Cộng Sản.

       Một số người trình bày bi kịch hãm hiếp như là một trong các nỗi kinh hoàng hiển nhiên vào thời Ðệ Nhị Thế Chiến.


Một tác phẩm của James Mark.
Ảnh nguồn:

       Dưới đây là một số lời phát biểu của nhân chứng trong thời kỳ hãm hiếp tràn lan và là câu chuyện xảy ra thường ngày tại thủ đô Budapest:

       Erzsébet nói: Khiếp sợ trong nhiều tháng. Cha tôi ở thủ đô, và má tôi cùng 4 con ở Komárom. Tôi nhớ rõ má tôi lấy quần áo bà già cho tôi mặc vào để không ai cố gắng...dù tôi chỉ mới chín tuổi. Mẹ người bạn tốt nhất của tôi không làm như thế, vì vậy đứa bé bị lôi kéo đi, khi bạn tôi chống cự, bọn lính bắn cô ngay tức khắc lúc đang trong vòng tay người mẹ. Ðây là hồi ức đau thương.

       Márta nói: Có ba người trong chúng tôi ở độ tuổi 14,15. Chúng tôi đào đống than lên kiếm chỗ trốn, khi nằm trong đó, chúng tôi chỉ để mũi ló ra ngoài hít thở. Chúng tôi làm như vậy trong một tuần khi đám bộ đội Nga kéo đến ban đêm. Má tôi và má những cô gái nhỏ khác lấy than bôi vào mặt và bảo chúng tôi xõa tóc dài xuống giống như bà già, sau đó ngồi lên che khuất chúng tôi.

       Magda nói: Có một điều phổ biến là mọi người tự sơn mình cho đen và trùm khăn lên đầu...có vẻ giống như bà lão. Nhưng chúng tôi cũng nghe rằng họ hiếp dâm cả đàn bà 60 hay 70 tuổi bởi vì bộ đội Nga uống rượu và họ không biết họ đang làm gì.

       Győző nói: Cưỡng dâm là chuyện thường ngày đối với bộ đội Nga tại Budapest. Họ bao gồm nhiều thành phần kém văn minh...trong tâm hồn họ không có sự nhân hậu...

 Kết Luận

       Ủy Ban Bộ Trưởng của Hội Ðồng Châu Âu vào ngày 30/4/2002 đề ra Thư Giới Thiệu gởi đến các nước thành viên về việc bảo vệ phụ nữ chống lại bạo lực.

       Trong phần “Ngoài các biện pháp liên quan đến bạo lực trong tình trạng xung đột và hậu xung đột”, đoạn 69 phát biểu rằng các quốc gia thành viên nên xem xét: “Hành vi hãm hiếp, nô lệ tình dục, ép buộc mang thai, ép buộc triệt thai hay bất kỳ hình thức bạo lực tình dục nào khác trầm trọng như thế như là vi phạm nhân quyền không thể tha thứ, như tội ác chống lại nhân loại và, khi phạm tội ác trong bối cảnh xung đột võ trang, được coi như các tội phạm chiến tranh, phải bị trừng phạt đích đáng”.

       Trong Giác Thư Giải Thích về Thư Giới Thiệu này khi khảo sát đoạn 69, đã viết: Sự khảo sát nên được thực hiện theo Ðạo Luật Của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế đề ra tại Rome vào tháng 7/1998.

       Ðiều 7 của Ðạo Luật định nghĩa hãm hiếp, nô lệ tình dục, cưỡng bức mang thai, cưỡng bức triệt thai hay bất cứ hình thức nào khác của bạo lực tình dục trầm trọng tương đương, được coi như vi phạm tội ác chống lại con người.

       Hơn nữa, Ðiều 8 của Ðạo Luật định nghĩa hãm hiếp, nô lệ tình dục, cưỡng bức mang thai, ép buộc triệt thai, cưỡng bức mãi dâm hay bất kỳ hình thức bạo lực tình dục nào khác  là vi phạm nghiêm trọng Công Ước Geneva và được coi như các tội ác chiến tranh. 

       Tội ác của Cộng SảnTội Ác Chống Lại Cả Nhân Loại, Chống Lại Nền Văn Minh Của Loài Người, và là loại  Tội Phạm Chiến Tranh nguy hiểm trên quả đất chúng ta (Quốc Xã Ðức là một thứ tội phạm chiến tranh đã bị xét xử với nhiều án treo cổ ngay sau năm 1945).

      Nhân loại chúng ta vốn mang khát vọng được sống trong đời sống tiến bộ - nhân ái, và từng trải qua thời kỳ trên 6.000 năm văn minh nhưng đã bị các chế độ Cộng Sản mưu toan hủy diệt nền văn minh này từ khi Lenin lập ra Đảng Cộng Sản Liên Sô và hà hơi tiếp sức cho các Đảng Cộng Sản chư hầu trên khắp thế giới sau cuộc tiếm quyền tháng 10 năm 1917.


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.  

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Bản Chất Giống Đực Bạo Dâm Của Bộ Đội Cộng Sản Khi Chiếm Được Bá Linh


TỘI ÁC CHIẾN TRANH CỦA HỒNG QUÂN LIÊN SÔ
TRONG THẾ CHIẾN II:
XÂM CHIẾM - CƯỚP CỦA - HÃM HIẾP - ĐÀN ÁP - THẢM SÁT
CÁC DÂN TỘC LÁNG GIỀNG


TỘI ÁC HÃM HIẾP ĐÀN BÀ CON GÁI

PHẦN NĂM

THẾ GIỚI QUÊN LÃNG CÁC NẠN NHÂN
BỊ HÃM HIẾM TẠI BÁ LINH

       Dưới đây cá nhân chúng tôi xin trích dẫn một số chi tiết trong bài viết “Các Nạn Nhân Bị Lãng Quên Của Ðệ Nhị Thế Chiến: Giống Ðực Và Sự Hãm Hiếp Ở Bá Linh, 1945” của James W. Messerschmidt thuộc Ðại Học Southern Maine.

Susan 
Brownmiller, 
sinh 
năm 1935.
Ảnh nguồn:
Wiki.
       Bài viết sau này được đưa vào tác phẩm “Bạo Hành Với Phụ Nữ” cũng cùng tác giả được xuất bản ngày 12/7/2006.

       …Susan Brownmiller (năm 1975), trong quyển sách của bà “Chống Lại Ý Chí Chúng Tôi: Ðàn Ông, Ðàn Bà, và Cưỡng Hiếp” tường thuật sự kiện cách đây 30 năm trong thời Ðệ Nhị Thế Chiến rằng lính Ðức Quốc Xã đã cưỡng hiếp rất nhiều phụ nữ Do Thái (kể cả phụ nữ các dân tộc khác) khi họ xâm lăng Liên Sô.

       Brownmiller cũng cho biết thêm, Hồng Quân đã báo thù đúng mực bằng hành động hãm hiếp tràn lan khi họ chinh phục hết thành phố này đến thành phố khác trên khắp phía Ðông nước Ðức.

       Brownmiller (trang 63) chỉ ra rằng bộ đội Sô Viết thực hiện nhiều vụ hãm hiếp tại Ðức tiêu biểu “cho một tình cảm chống nữ giới được ngụy trang trong phạm vi hào quang, đấu tranh báo thù, một biểu hiện sung mãn của chiến sĩ anh hùng đang chiến đấu cho cuộc chiến tốt đẹp”.

       …“Một Người Ðàn Bà Ở Bá Linh” là nhật ký của một phụ nữ (Vô Danh, xuất bản năm 2005), tác giả kể lại những vụ hãm hiếp tràn lan của bộ đội Hồng Quân trong thành phố quyết định và sau cùng của Chiến Dịch Sô Viết – Bá Linh.

       Ước lượng rằng có 130.000 (bởi vì nhiều nạn nhân chịu đựng hãm hiếp tập thể hay bị cưỡng dâm nhiều lần, con số thật sự cao hơn nhiều) cô gái và đàn bà Bá Linh bị bộ đội Cộng Sản Sô Viết hãm hiếp thô bạo – 10% nô lệ tình dục bị hiếp dâm đã tự tử chết vì xấu hổ với thân nhân họ hàng và người sống chung quanh khu phố.

       Khi tôi (James W. Messerschmidt) đọc “Một Người Ðàn Bà Ở Bá Linh”, điều đầu tiên tôi khám phá ra là trường hợp suy thoái đạo đức, hổ thẹn, và sự thống trị của hãm hiếp bằng bạo lực.

       Trường hợp sau đây (trang 225, Vô Danh, 2005) tiêu biểu cho nhận xét trên đây:

       Gerti 19 tuổi... diễn tả cách thức 3 tên bộ đội Nga lôi nàng ra khỏi tầng hầm tòa nhà và mang vào căn phòng người lạ ở tầng một, quăng nàng lên chiếc ghế bành dài, và cưỡng hiếp cho thỏa thích - đầu tiên là một người sau đó đến người khác, kế đến không còn trật tự gì cả.

James W. 
Messerschmidt.
Ảnh nguồn:
http://
usm.maine.
edu/crm/
james-w-
messerschmidt
       Sau đấy...tụi bộ đội lục lọi khắp nhà bếp, nhưng chỉ kiếm được ít mứt cam và cà phê nước hai...Chúng cười, rồi lấy muỗng múc mứt trét lên tóc Gerti, và khi tóc cô dính đầy mứt, chúng lại đổ đầy cà phê lên đầu cô.

       Và như người viết nhật ký ghi chép, bộ đội Sô Viết không tìm kiếm những người “hấp dẫn nhất” để hành hạ; “đối với họ bất cứ người đàn bà nào cũng cưỡng hiếp được, miễn là giống cái có âm vật” (trang 59).

       Thật ra, đoàn quân hãm hiếp của Sô Viết hành hạ ngay cả đàn bà Do Thái, những kẻ đã trốn thoát được bàn tay sát nhân của Ðức Quốc Xã (trang 197): Trong nhiều tháng hai vợ chồng người Do Thái mong ngóng ngày Bá Linh được bộ đội “giải phóng”, họ trải qua từng đêm ngồi thu mình bên cạnh cái radio đón nghe tin tức từ chương trình phát thanh nước ngoài.

       Kế đến khi những bô đội Nga đầu tiên xông vào tầng hầm tòa nhà để săn lùng phụ nữ, đã có những cuộc cãi lộn. Tiếng súng nổ vang. Một viên đạn bay trúng hông người chồng. Chính vợ ông chạy đến xin người Nga giúp đỡ, bà nói bằng tiếng Ðức.

       Thế nhưng đám bộ đội kéo bà vào hành lang, ba tên bộ đội thay phiên nhau hãm hiếp, tiếng bà gào lên “Nhưng tôi là người Do Thái, là người Do Thái”. Trong lúc đó ông chồng đã chết vì vết thương ra máu quá nhiều và không ai tiếp cứu.

       Ðây là điều đau đớn ê chề bởi vì phụ nữ Do Thái từng trốn tránh để khỏi bị bọn lính Quốc Xã Ðức hành hạ, giờ đây, khi Bá Linh bị chiếm đóng, họ lại bị “người giải phóng” là bộ đội hành hạ thân xác để thỏa mãn cơn thèm khát nhục dục như thể chưa bao giờ nhìn thấy đàn bà với cái âm vật trên đời này.

       Hơn nữa, can dự vào các cuộc giao hợp là thực hiện bản năng giống đực – nam giới phải “hoàn thành” đầy đủ trong mọi tình huống và do đó khi không làm tốt sẽ đe dọa bản chất đực của người bộ đội đó.

       Theo vậy, các trận hãm hiếp tràn lan trong chiến tranh là sự phô bày sức mạnh tập thể của giống đực và chinh phục tình dục, dù cho nạn nhân chịu đựng bạo hành trên thân thể và cảm xúc trong khi thủ phạm tự thiết lập giá trị của bản năng giống đực - ở trước những tên bộ đội cường dương háu đói khác - với sự tổn thương của nạn nhân.
 
       Những phụ nữ “khác” trở thành nạn nhân của các màn  hiếp dâm không phải chỉ vì họ là đàn bà nhưng bởi vì họ còn là đàn bà Ðức (trang 1007). Như (trang 1011) kết luận: “Như thế, bạo hành trong cưỡng hiếp với phụ nữ Ðức là một trong những cách để phá hủy danh dự, niềm hãnh diện dân tộc và hạ nhục nam giới Ðức”. 

Bộ đội Liên Sô và một cô gái Ðức
năm 1945.

       Trò hãm hiếp tập thể tại Bá Linh đồng thời làm cho nam giới Ðức bị coi thường, dán nhãn hiệu cho họ là kẻ bất lực vì không khả năng che chở phụ nữ Ðức. Phụ nữ Ðức cũng là mục tiêu của bạo hành tình dục bởi vì họ được coi là vật “sở hữu” của đàn ông Ðức.

       Bằng cách đe dọa và làm nhục phụ nữ qua những màn cưỡng hiếp tập thể, dày vò thân thể đàn bà cho thỏa thích nhục dục, bộ đội Cộng Sản Liên Sô đồng thời thách đố bản năng giống đực của nam giới Ðức - họ là người bị thiến - trong khi bộ đội Cộng Sản là loại cường dương, sung mãn, một giống đực hảo hạng.

       Như vậy đẳng cấp của giống đực đã được tạo nên. Thật ra trong trường hợp Bá Linh, nếu có người chồng ở gần đó, bọn bộ đội Cộng Sản hãm hiếp thường tạo chắc rằng người chồng biết được trò cưỡng hiếp.

       Hành vi hiếp dâm tập thể của Hồng Quân trong Ðệ Nhị Thế Chiến (Cộng Sản Liên Sô thường tự hào là Cuộc Chiến Tranh Vệ Quốc Vĩ Ðại) mang chức năng thành lập sự thống trị bản năng đực trên phụ nữ khác, nam giới khác, và quốc gia khác – nó biểu hiện sự đánh bại toàn thể quốc gia Quốc Xã Ðức bởi giống đực của người bộ đội Hồng Quân anh hùng.

       Mặc dù chưa có tài liệu tuyên bố hãm hiếp là một chiến lược chiến tranh tại Bá Linh, sự cưỡng dâm tập thể phục vụ hiệu quả như hành vi thao diễn giống đực không chính thức nhằm gây lo sợ và hăm dọa dân thường ở Bá Linh để họ tuân thủ các ước muốn và đòi hỏi của quân Sô Viết chiếm đóng.


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ


Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Stalin Khuyến Khích Bộ Đội Hãy Hiếp Dâm Phụ Nữ Đức


TỘI ÁC CHIẾN TRANH CỦA HỒNG QUÂN LIÊN SÔ
TRONG THẾ CHIẾN II:
XÂM CHIẾM - CƯỚP CỦA - HÃM HIẾP - ĐÀN ÁP - THẢM SÁT
CÁC DÂN TỘC LÁNG GIỀNG


TỘI ÁC HÃM HIẾP ĐÀN BÀ CON GÁI

PHẦN BỐN

NGA GIẬN DỮ VÌ NHỮNG LỜI TỐ CÁO
 HỒNG QUÂN PHẠM TỘI HÃM HIẾP

Sự hy sinh của Hồng Quân
trong Ðệ Nhị Thế Chiến
hãy còn được kính trọng
tại nước Nga hiện nay.
Ảnh nguồn: BBC.

                 Trong phần này chúng tôi trích dẫn bài viết của Daniel Johnson ghi ngày 25/1/2002:

       Ðại Sứ Nga Grigory Karasin tại Anh Quốc tố cáo Sử Gia Anthony Beevor có “hành động lăng mạ” dân tộc Nga vì công bố những chi tiết về bộ đội Sô Viết đã hãm hiếp tập thể rất nhiều phụ nữ Ðức vào cuối Ðệ Nhị Thế Chiến.

       Trong bức thư đăng trên báo The Daily Telegraph hôm nay, Grigory Karasin dường như phủ nhận chuyện hãm hiếp không có xảy ra, ông tuyên bố: “Tôi không có ý định tham gia bất cứ cuộc thảo luận nào về những điều nói láo rõ ràng này”.

       Ông Karasin cho rằng sự xuất hiện của bài báo do Sử Gia Beevor viết khi sắp phát hành tác phẩm trước ngày kỷ niệm Holocaust thời gian ngắn là “biến sự công bố thành một hành động xúc phạm không chỉ đối với nước Nga và dân tộc Nga mà còn đối với tất cả quốc gia và dân tộc từng chịu đựng khổ đau từ nạn Quốc Xã Ðức”.

       Ông thêm vào: ”Ðó là một điều ô nhục khi không làm bất cứ gì đối với trường hợp vu khống rõ ràng này nhằm chống lại một dân tộc đã cứu thế giới khỏi tai họa phát xít Ðức”.

       Các sử gia Phương Tây đồng ý rằng trong thời gian 1945-1947 lực lượng vũ trang Sô Viết đã hiếp dâm hàng trăm ngàn, có lẽ là hàng triệu phụ nữ Ðức. Sự kiện cưỡng hiếp này đã được ghi chép thành tài liệu rõ ràng, như việc Stalin đã tha thứ và ngay cả khuyến khích bộ đội Hồng Quân hãy hiếp dâm đàn bà con gái Ðức như một hình thức trả thù.

       Một quyển sách sắp phát hành (tác phẩm của Beevor xuất bản cuối tháng 4/2002) nói về cuộc bao vây Bá Linh, cho rằng các dữ kiện trong hồ sơ chứng tỏ “bộ đội Sô Viết cũng đã cưỡng dâm con gái, đàn bà Nga và Ba Lan, những người vừa mới thoát khỏi trại tập trung của Ðức Quốc Xã”.

       Nhưng cuộc thảo luận công khai về chủ đề này hãy còn là điều cấm kỵ tại nước Nga hậu Sô Viết, nơi mà Cuộc Chiến Tranh Vệ Quốc Vĩ Ðại vẫn còn đứng bên trên các phê bình chỉ trích.

       Ngay cả các giới trí thức và người có quan điểm tự do dù có thảo luận nhiều về đề tài tội ác Stalin và tội ác những người Cộng Sản khác nhưng lại thảo luận rất ít về các tội ác của Sô Viết đối với người Ðức hay đồng minh của Ðức.   

       Ông Kasarin 52 tuổi, một nhà ngoại giao từ thời kỳ Sô Viết, được bổ nhiệm làm Ðại Sứ tại Anh cách đây hai năm.

QUYỂN SÁCH NÓI VỀ TỘI ÁC HÃM HIẾP CỦA HỒNG QUÂN
LÀM XÁO TRỘN NƯỚC NGA


Bá Linh bị tàn phá năm 1945.
Ảnh nguồn: BBC.

       Dưới đây chúng tôi trích dẫn bài viết của Peter Almond trên UPI ở London ngày 26/1/2002:

       Một cuốn sách sắp phát hành (tác phẩm được giới thiệu trước khi xuất bản) nói về cuộc bao vây Bá Linh của Hồng Quân năm 1945 đã gây phản ứng thịnh nộ trong các giới chức cao cấp Nga.

       Cuốn sách cho rằng mức độ bộ đội Cộng Sản Sô Viết hãm hiếp phụ nữ Ðức lớn hơn rất nhiều so với hiểu biết trước đây, và bao gồm một số lượng lớn đàn bà Ba Lan và Nga cũng bị cưỡng dâm ngay khi họ vừa được giải thoát khỏi các tập trung của Ðức Quốc Xã.

       Tác phẩm, Bá Linh - Sự Suy Sụp Năm 1945, được Nhà Xuất Bản Viking phát hành vào tháng 4, tác giả là Anthony Beevor, một người được hoan nghênh qua tác phẩm Stalingrad được xếp loại là best-seller và nhận được giải thưởng.

       Khi nghiên cứu về thiên anh hùng ca cuộc bao vây năm 1943, Beevor đã tiếp cận được nhiều báo cáo chi tiết và các tài liệu khác nói về thời kỳ này của Hồng Quân. 
  
       Ðáp lại với những chỉ trích gay gắt của giới chức cao cấp Nga, hôm thứ Bảy, Beevor tỏ lòng kính trọng đối với “hành động luôn luôn nhân từ vĩ đại của phụ nữ và trẻ em Ðức”, và “sự hy sinh, lòng can đảm, nỗi chịu đựng vĩ đại của Hồng Quân trong Ðệ Nhị Thế Chiến” .

       Nhưng bất hạnh thay, ông nói “cũng có nhiều khía cạnh đen tối hơn trong câu chuyện”. 

       Kết luận của Beevor là tương ứng với qui mô to lớn của tai họa do Quốc Xã Ðức giáng xuống đầu người dân, Hồng Quân đã đáp trả lại trong cùng một loại, bao gồm hãm hiếp trên bình diện rộng lớn, nhiều vô kể.

       Thảm kịch này khởi đầu ngay khi Hồng Quân tiến vào Ðông Phổ và Silesia năm 1944, và trong nhiều thành phố, thị trấn, làng xóm từng người thuộc phái nữ sắp xếp từ 10 đến 80 tuổi đều bị bộ đội Hồng Quân cưỡng hiếp thô bạo.

       Hãm hiếp được khoan dung hay ngay cả được Stalin và các đồng chí của ông biện minh. Beevor đã trích dẫn lối đáp trả vô trách nhiệm của Stalin khi nghe các lãnh đạo Cộng Sản Nam Tư than phiền về sự kiện bộ đội Cộng Sản Liên Sô cưỡng dâm đàn bà con gái Romania, Croatia và Hungary.

       “Khi bộ đội Nga tiến vào Bá Linh, họ coi phụ nữ hầu như là chiến lợi phẩm xác thịt; bởi vì họ giải phóng được Châu Âu nên cảm thấy họ làm được những gì họ thích.”

       “Ðó là điều rất đáng sợ, bởi vì người ta bắt đầu nhận thức rằng nền văn minh con người hời hợt kinh khủng và cái bề ngoài của nó sẽ bị lột bỏ trong thời gian rất ngắn”.

       Beevor nói, những chi tiết về cách hành xử của Hồng Quân, làm chấn động ông đến nổi buộc ông phải xét lại quan điểm cá nhân mình khi nhìn về bản chất con người.

       “Trong quá khứ tôi luôn luôn coi thường ý kiến cho rằng hầu hết đàn ông là kẻ trong lòng chứa đựng hành động hãm hiếp một cách tiềm ẩn*, nhưng sau đó tôi phải đi đến kết luận nếu có một đoàn quân thiếu kỷ luật, hầu hết đàn ông có vũ khí, vô nhân đạo do sống trong chiến tranh từ hai đến 3 năm, thì họ phải trở thành những tên hãm hiếp hay sẳn sàng cưỡng dâm do sự thôi thúc từ ý muốn tiềm ẩn bên trong lòng”.

       *(Beevor nhắc lại lời tuyên bố nổi tiếng của Marilyn French, nhà hoạt động nữ quyền của Hoa Kỳ là “trong mối quan hệ của họ với phụ nữ tất cả đàn ông là những tên cưỡng hiếp”).

       Beevor nói rằng trong khi chiến tranh ở Châu Âu kết thúc vào tháng 5/1945, sự khổ đau của phụ nữ Ðức trong vùng chiếm đóng tiếp tục.

       Một “tỷ lệ cao” của ít nhất 15 triệu phụ nữ sống trong vùng Sô Viết chiếm đóng hay bị trục đuổi từ các tỉnh miền Ðông của Ðức đã bị cưỡng hiếp. Khoảng hai triệu (2.000.000) phụ nữ đã phá thai bất hợp pháp mỗi năm từ 1945 đến 1948.

       Một trong những di sản của thời Sô Viết chiếm đóng Ðức, ít nhất cho tới gần đây, phụ nữ Ðông Ðức của thế hệ thời chiến tranh coi Ðài Kỷ Niệm Chiến Tranh của bội đội Hồng Quân ở Bá Linh như “Ngôi Mộ Của Những Tên Hãm Hiếp Vô Danh”.


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ