Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Cửa Sổ Cuộc Đời


Cuc Ni Dậy Và Phá Hủy
Khu Phố Do Thái Warsaw


Bức tường khu Do Thái ở Warsaw
được xây dựng
theo lịnh Quốc Xã Ðức
tháng 8/1940.
Hình chụp
con đường Świętokrzyska
(Swietokrzyska)
từ đường Marszałkowska
thuộc khu Aryan.
Ảnh nguồn: wiki.

 
Ngày 18/1/1943, trường hợp đầu tiên của cuộc kháng chiến võ trang xảy ra khi Ðức Quốc Xã khởi sự cuộc trục xuất sau cùng số người Do Thái còn lại.

Các chiến sĩ Do Thái có vài thành công ban đầu: cuộc trục xuất ngừng lại sau khi được tiến hành 4 ngày và các tổ chức Kháng Chiến ŻOBŻZW giành quyền kiểm soát khu phố, xây các nơi trú ngụ và vị trí chiến đấu, hoạt động chống lại số người Do Thái hợp tác với Quốc Xã Ðức.

Trong suốt 3 tháng kế tiếp, tất cả cư dân khu phố chuẩn bị cho những gì họ nhận thức được là cuộc đấu tranh sau cùng.

Trận chiến cuối cùng bắt đầu vào thời gian sắp diễn ra Lễ Quá Hải của Do Thái Giáo (Passover: kỷ niệm thời gian người Do Thái thoát khỏi cảnh sống nô lệ ở Ai Cập) ngày 19/4/1943 khi một lực lượng lớn của Quốc Xã Ðức đi vào khu phố.

Sau việc thoái lui lúc đầu, Ðức dưới quyền chỉ huy của Jürgen Stroop đã đốt cháy và phá nổ có hệ thống từng tòa kiến trúc, hết khu nhà này đến khu nhà khác, bao vây và giết chết bất cứ ai bị họ bắt được.

Cuộc kháng cự đáng kể bị chấm dứt ngày 23/4/1943, và Quốc Xã Ðức chính thức kết thúc chiến dịch vào giữa tháng 5 với biểu tượng cao điểm là phá hủy ngôi nhà thờ Do Thái đồ sộ tại Warsaw vào ngày 16/5/1943.

Theo báo cáo chính thức, ít nhất có 56.065 người bị giết tại chỗ hay bị trục đuổi đến các Trại Tập Trung và Trại Tử Thần của Quốc Xã Ðức, hầu hết là đến Trại Treblinka.

Một trong những người bị chuyển đến các trại tử thần Sol Rosenberg, sau này được cứu thoát và di cư tới Hoa Kỳ, nơi đây ông trở thành kỹ nghệ gia ngành thép và hoạt động từ thiện. 
  
Tàn Tích Ngày Nay

Khu Do Thái Warsaw hầu như bị phá hủy hoàn toàn trong suốt cuộc nổi dậy, một số dinh thự và đường phố còn sót lại thì thuộc khu phố nhỏ bị đóng cửa trước và không liên hệ trong trận chiến.
      
Cạnh đó, Nhà Thờ Nożyk cũng tồn tại trong chiến tranh và được dùng làm chuồng ngựa cho lính Ðức. Nhà thờ này ngày nay được phục hồi và lại được dùng làm đền thờ. 


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ:       







Khu Phố Do Thái Ở Warsaw
(Warsaw Ghetto)

      Khu Phố Do Thái ở thành phố Warsaw hay Khu Do Thái Warsaw ở Ba Lan là khu vực dân cư Do Thái lớn nhất nằm trong lãnh thổ của Toàn Quyền Ðức trong Ðệ Nhị Thế Chiến.

      Khu phố này được viên Toàn Quyền Hans Frank của Quốc Xã Ðức thành lập ngày 16/10/1940. Vào lúc này dân số khu phố ước lượng có đến 440.000 người, khoảng 38% dân số Warsaw. Tuy nhiên kích thước khu phố chiếm 4,5% kích thước Warsaw.

      Khu Do Thái Warsaw được chia ra làm hai phần, khu nhỏ bao gồm những người Do Thái giàu có sinh sống, và khu lớn với điều kiện sống tệ hại hơn nhiều. Hai khu ph được nối liền bằng cây cầu duy nht dành cho người đi bộ.

      Kế đến Quốc Xã Ðức đóng cửa Khu Phố Do Thái Warsaw với thế giới bên ngoài vào ngày 16/11/1940, xây một bức tường có canh gác võ trang.

      Trong suốt một năm rưỡi kế tiếp, hàng ngàn người Do Thái ở Ba Lan cũng như người Romania từ các thành phố nhỏ hơn và ở miền quê bị mang vào khu phố này, trong khi bịnh tật đc biệt là bịnh chấy rận) và nạn đói đang hoành hành đời sống dân cư tại đây.

      Khẩu phần thực phẩm trung bình vào năm 1941 cho người Do Thái ở Warsaw bị giới hạn ở mức 184 cal/một ngày, so sánh với 699 cal dành cho người Ba Lan không có nguồn gốc Do Thái, và 2.613 cal dành cho người Ðức. Trung bình một người Châu Á một ngày tiêu thụ khoảng 2.000 calo thực phẩm.
    

Các khu phố Do Thái
nằm trong nước Ba Lan bị chiếm đóng
(đánh dấu bằng những ngôi sao vàng - đỏ).
Ảnh nguồn: wiki.
     

      Nạn thất nghiệp là vấn đề lớn trong khu phố, các xưng lao động bất hợp pháp được xây dựng để chế tạo hàng hóa mang bán bất hợp pháp ở bên ngoài, và nguyên vật liệu được trẻ em buôn lậu thường xuyên.

      Hàng trăm trẻ nhỏ Do Thái từ 4 tới 5 tuổi kéo thành đám đi tới “phía Aryan", đôi khi vài lần trong ngày, mang lậu thực phẩm vào khu phố, đánh đổi lại hàng hóa được mang ra ngoài và thường thì nặng hơn đám trẻ nhỏ nhiều.

      Buôn lậu thường là nguồn sống duy nhất cho cư dân Do Thái ở Warsaw, nếu không họ sẽ chết đói.

      Dù cho đời sống rất khổ sở, người Do Thái bị giam lỏng lại phong phú về các hoạt động văn hóa, giáo dục được những tổ chức bí mật hướng dẫn.

      Bịnh viện, quán súp gà tơ công cộng, nhà trẻ mồ côi, trung tâm tỵ nạn và các cơ sở giải trí, một hệ thống trường học được thành lập. Vài trường học bất hợp lệ được hoạt động dưới cái tên tiệm súp gà con.

      Có vài thư viện bí mật, các lớp học dành cho thiếu nhi và ngay cả một ban nhạc hòa tấu. Ðời sống trong Khu Do Thái Warsaw được nhóm Oyneg Shabbos ghi chép làm tài liệu.

      Trên 100.000 cư dân của Khu Do Thái Warsaw bị chết do mang bịnh tràn lan hay đói khát cũng như bị bắn giết bừa bãi, ngay trước khi Quốc Xã Ðức bắt đầu trục xuất hàng loạt cư dân đến Trại Diệt Chủng Treblinka trong khi thi hành Chiến Dịch Reinhard trên toàn quốc.

      Giữa thời gian 23/7 đến ngày 21/9 năm 1942, khoảng 254.000 dân khu phố (hay ít nhất là 300.000 người theo các con số khác) bị chuyển tới Trại Treblinka và bị sát hại ở đó.

      Trong năm 1942, viên sĩ quan tên Jan Karski thuộc Lực Lượng Kháng Chiến Ba Lan báo cáo cho các chính quyền Phương Tây biết về tình hình tại khu phố và về những Trại Diệt Chủng.

      Vào cuối năm 1942, khi đã biết rõ rằng bị trục xuất là đón nhận cái chết, vì thế nhiều người Do Thái quyết định chống cự lại Quốc Xã Đức.


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ:       






THẢM HỌA HOLOCAUST
(cuộc tàn sát người Do Thái
do Đức Quốc Xã ra tay
trong Đệ Nhị Thế Chiến 1939-1945)

       Trên hai triệu người Do Thái ở Liên Sô bị giết chết trong cơn tàn sát Holocaust, đứng hàng thứ nhì sau số người Do Thái ở Ba Lan là nạn nhân của Hitler.

      Ngay cả trước khi các cuộc trục xuất tập thể đến các Trại Tử Thần (Trại Diệt Chủng) năm 1942, các toán hành quyết của Đức, Einsatzkommandos, đã bắn hàng trăm ngàn người Do Thái suốt năm 1941.

      Trong số vài cuộc thảm sát lớn hơn vào năm 1941 là: 33.771 người Do Thái ở Kiev bị bắn chết trong các con mương tại Babi Yar, 100.000 người Do Thái và Ba Lan bị giết trong các cánh rừng ở Ponary, 20.000 người Do Thái bị giết tại Drobnitzky Yar - Kharkiv, 36.000 người Do Thái bị giết bằng súng máy tại Odessa, 25.000 người Do Thái ở Riga bị giết trong các khu rừng tại Rumbula, và 10.000 người Do Thái bị tàn sát tại Simferopol ở Crimea.

      Dù cho các cuộc bắn chết tập thể tiếp tục suốt năm 1942, ghê rợn nhất là 16.000 người Do Thái bị bắn tại Pinsk, người Do Thái vẫn bị chuyển bằng tàu ngày càng đông đến các Trại Tập Trung ở Ba Lan đã bị Đức chiếm đóng.   


“Phân Loại” tại Auschwitz tháng 5-6/1944,
những người bị xếp đứng bên phải
có nghĩa là sẽ bị làm nô lệ lao động,
bị xếp bên trái sẽ bị đưa
vào phòng hơi ngạt thủ tiêu.
 Những người Do Thái trong hình này
 bị chuyển từ Hungary đến Trại Tử Thần.
Ảnh nguồn: wiki.


      Những người dân địa phương trong các vùng bị Đức chiếm đóng, đặc biệt là người Ukraine, Lithuania, và Latvia, đôi khi giữ vai trò chính yếu trong cuộc diệt chủng những người Latvia, lithuania, Ukraine, Slavs, Gypsies (giống người Ấn đi lang thang sống bằng nghề đan lát hay bói toán), người đồng tính luyến ái và người Do Thái.

      Dưới sự chiếm đóng của Đức, một số thành viên của cảnh sát Ukraine và Latvia đã thực hiện các cuộc trục xuất khu phố Do Thái ở Warsaw (Warsaw Ghetto), và người Lithuania thu xếp đưa người Do Thái đi tới địa điểm hành quyết họ tại Ponary.

      Dù có một số người phụ giúp Đức, vẫn có người trong lãnh thổ Đức kiểm soát đã giúp người Do Thái thoát chết. Tại Latvia, đặc biệt số người hợp tác với Đức ít hơn người ra tay cứu sống dân Do Thái.

      Ước lượng có ít nhất 1,4 triệu người Do Thái chiến đấu trong các Quân Đội Đồng Minh; 40% của con số 1,4 triệu người hiện diện trong Hồng Quân.

      Tổng số có ít nhất 142.500 lính Sô Viết mang quốc tịch Do Thái đã hy sinh trong cuộc chiến chống Quốc Xã Đức xâm lược và các nước theo Đức.

Tháng 8/2012
Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ:       




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét