Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Hành Trình Người Đi Cứu Nước & Hồi Ký Kháng Chiến & Chiến Khu Hoàng Cơ Minh

Tôi xin bày tỏ lòng cảm phục anh Phạm Hoàng Tùng đã hy sinh thời trai trẻ phục vụ cho lý tưởng cứu nước khỏi tai ách Cộng Sản.

Đọc xong hai quyển Hồi ký Hành Trình Người Đi Cứu Nước của anh, tôi nhận thấy anh là một con dân Việt Nam hiếm quí còn có đầy đủ những đức tính tốt là lòng dũng cảm và cương trực, sự quyết tâm đeo đuổi lý tưởng, đầu óc trong sáng và thanh bạch, tinh thần ham thích học hỏi, tôn trọng đạo đức và có chính nghĩa, coi trọng những giá trị tinh thần hơn là vật chất.

Hân hạnh được biết một viên ngọc quí trong cõi thiên địa hỗn mang này.

Một độc giả ở Canada (27/10/2006).

Bạn có biết ông, bà tỉ phú nào nắm trong tay một tài sản lớn và nhiều hơn tài sản dân tộc?

Bạn có biết ông, bà tỉ phú nào sau khi làm giàu cho cá nhân và gia đình, họ có còn nghĩ ra và tìm cách thực hiện để giúp người dân trong xã hội có cuộc sống sung túc??

Nếu mỗi người trong chúng ta biết sử dụng quyền làm chủ và khai thác tài sản dân tộc để tạo điều kiện giúp đỡ từng gia đình người Việt có cuộc sống đủ ăn, và rồi giàu có, cũng như giúp cho đất nước ta cường thịnh thì chúng ta sẽ là vị tỉ phú đặc biệt đứng trên các tỉ phú!!

Nếu chúng ta cứ loay hoay với thái độ tự đắc trong cái ao tù phe nhóm thì không những chúng ta không lớn được mà lại teo dần theo thời gian!!!

Ngày 6/3/2014
Phạm Hoàng Tùng.


Không Vì Phe Đảng Nào.
Không Vì Dòng Họ Nào.
Chỉ Vì Quốc Gia Dân Tộc Việt!!!


Bài hát Trăng Chiến Khu
của nhạc sĩ khu chiến Trần Thiện Khải,
do ca sĩ Khánh Ly trình bày.
Kính tưởng đến những chiến hữu
hy sinh thân mình
vì lý tưởng Tự Do
của dân tộc Việt.
Đây là bài hát
được nghe thường xuyên
và anh em kháng chiến quân
thuộc nằm lòng trong khu chiến.
Vài lời ca đầu là tiếng Nhật
có thể đầu thập niên 1980
Mặt Trận muốn xây dựng mối quan hệ với Nhật.







Chí trai ôm ấp hoài bảo lớn
Vì non sông nước Việt
Yêu quí ngàn đời!!!
Phạm Hoàng Tùng năm 1993
tại Phnom Penh (Nam Vang)
Cam Bốt (Kampuchea).




Ca khúc Người Tình Và Quê Hương,
ca sĩ Mỹ Huyền,
tác giả Trịnh Lâm Ngân.
Nguồn: youtube.

“Ngăn cách bây giờ
Cho mai mốt sum vầy
Không thấy thẹn cùng sông núi
Vì đời khổ đau
Anh góp một phần xương máu
Đôi cánh tay này
Anh hiến trọn cho tình quê”.














LỊCH TRÌNH ĐI NÓI CHUYỆN

Chúng tôi dự trù đi nói chuyện văn hóa và giới thiệu các cuốn:

1-     Hành Trình Người Đi Cứu Nước (hồi ký kháng chiến) của Phạm Hoàng Tùng đã phát hành vào giữa tháng 9/2006…
2-     Hồi Ký Một Đời Người của cụ Phạm Ngọc Lũy.
3-     100 Năm Phong Trào Duy Tân - Phan Châu Trinh của ĐTM.
4-     100 Năm Phong Trào Đông Du - Phan Bội Châu của ĐTM.
5-     Vui Học Việt - Hán Nôm của ĐTM.
6-     Nhật Bản Dưới Mắt Người Việt của ĐTM.
7-     Chân Dung Những Tiếng Hát 3/3 của nhà văn Hồ Trường An…
Thời gian từ 22/9 đến 15/11 tại Mỹ, Gia Nã Đại.
Các thân hữu trong vùng liên hệ nếu có ý kiến gì xin liên lạc cho biết.
Tel: 81-3-5742-2168, 81-3-3799-1763
Dự tính đi Úc Châu vào tháng 3/2007.
Dự tính đi Âu Châu đang thu xếp.
- - - - -
Chương trình đi nói chuyện khắp nơi của chúng tôi dự trù sơ khởi trong 10 năm, khởi đầu từ tháng 11/2002 tại Sydney, Úc, tới nay đã được 54 lần.

Chuyến đi kỳ Hoa Kỳ lần thứ 28 này dự trù tại 14 nơi như sau:


55- 30/9/2006, San Jose, Vũ Văn Lộc, Huỳnh Lương Thiện, Phạm Phú Nam.
       26/9 Thứ Năm, Orange à  San Jose, AA3161L, 3:25PM – 4:40PM.

56- 01/10/2006, Sacramento, đài VOVN, Võ Công Luận, Nguyễn Tấn Thọ.

57- 07/10/2006, Toronto, Nhóm Thân Hữu Đỗ Thông Minh, 
       Bùi Bảo Sơn, Vũ Xuân Sa.
       4/10 Thứ Tư, San Jose à  Houston, CO 160B, 12:23 PM – 6:10 PM, 
                                Houston à Toronto,  CO 2862B, 6:45 – 10:57 PM.

58- 08/10/2006, Ottawa, Lê Duy Cấn, Nguyễn Tuệ Huy.
       8:10, Chủ Nhật, Toronto à  Ottawa, AC 8840N, 7:00 AM – 8:00 AM.

59- 14/10/2006, Washington DC, đài VP-TV và VP-Radio, Ngô Ngọc Hùng, 
       Lý Lệ Ngọc, Nam Anh.     
       11/10, Thứ Ba, Ottawa à  WaDC (Dullas), AC 8013L, 10:00 AM –
       11:34 AM.

60- 15/10/2006, Philadelphia, VP-Radio Philadelphia, Pennsylvania,
        Nguyễn Tường Thược.

61- 21/10/2006, Oklahoma, VP-Radio Oklahoma, Nguyễn Khắc Vinh, 
       Hoàng Văn Minh, Mai Ly, Ngũ Lang.

62- 22/10/2006, Atlanta, Georgia, VP-Radio Atlanta, Nguyễn Tấn Đức, 
       Thái Quang Ty, Phạm Trung Cang.

63- 28/10/2006, Dallas – Arlington, đài Tiếng Nước Tôi, Thái Hóa Lộc.
       25/10, Thứ Tư, Atlanta à  Dallas.

64- 29/10/2006, Houston, Nguyễn Toàn Vẹn, quảng bá bởi 
       đài Saigon-Radio Dương Phục. 
       29/10, Chủ Nhật, Dallas à  Houston, AA 1401N, 6:45 AM  - 7:45 PM.

65-  4/11/2006, Denver, VP-Radio Denver, Vũ Hùng.  
        1/11, Thứ Tư, Houston à  Denver, UA 511Q, 2:40 PM à 3:75 PM.

66-  5/11/2006, San Diego, Phan Lạc Tiếp, Lê Tấn Trạng.
        5/11, Chủ Nhật, Denver à San Diego, UA 471Q, 9:00 AM à 10:09 AM.

67- 11/11/2006, Little Saigon, ThuVienVietNam.com, Vương Hoàng Minh.

68- 12/11/2006, Little Saigon, Kevin Khoa…

(Xin xem chi tiết trong bài gửi kèm)
- - - - -

Công cuộc đấu tranh hôm nay đã đi từ đường Phan Bội Châu
(bạo động) qua đường Phan Châu Trinh (bất bạo động).
Hãy khép lại một trang sử đấu tranh hào hùng vừa qua
của người Việt hải ngoại
bằng sự minh bạch và công đạo cho những người liên hệ.

Hành Trình Người Đi Cứu Nước
của
Phạm Hoàng Tùng

Cuộc Chiến Bi Hùng Nhất Sau 1975!!!


10 năm (1981-1990) kháng chiến, thật giả chỗ nào?
5 chuyến xâm nhập và hành quân đều thất bại, tại sao?
Khoảng 100 kháng chiến quân hy sinh, 100 kháng chiến quân tù đầy!!!

Hành trình 12 năm (1982-1993) gian nan của tác giả
qua 4 nước Việt - Cam Bốt - Thái - Lào - Việt - Cam Bốt
Bộ sách 2 cuốn, 932 trang, viết trong 6 năm.
Kèm DVD truyền hình - truyền thanh, thời lượng 3 giờ đồng hồ,
gồm 5 cuộc phỏng vấn Phạm Hoàng Tùng - Đỗ Thông Minh.
Giá 40 Mỹ Kim

Tác phẩm thứ 45 của nhà xuất bản Tân Văn
T140-0014 Tokyo-To, Shinagawa-Ku, Oi 1-11-4-2F, JAPAN
Tel: 81-3-5742-2168


(Mẫu)
- - - - -

THƯ MỜI

Trân trọng kính mời:
Quí Đồng hương vui lòng tới dự buổi ra mắt tác phẩm

Hồi Ký Kháng Chiến
(Bí Mật Kháng Chiến Hoàng Cơ Minh)
của kháng chiến quân
Phạm Hoàng Tùng
(dự trù sẽ hàn huyên với quí đồng hương qua điện thoại quốc tế)

Được tổ chức tại hội trường Học Khu đường Senter, San Jose, Cali,
vào ngày Thứ Bảy 30/9/2006.
Tiếp tân: 1 giờ 30 phút.  Giới thiệu sách: 2 giờ đến 5 giờ chiều.
Liên lạc: 408-971-7878 và 415-720-5247

Chiếu phim tài liệu kháng chiến: Trần Văn Bá - Võ Đại Tôn - Hoàng Cơ Minh
Giới thiệu chương trình: Ông Phạm Phú Nam, Giám Đốc Dân Sinh Media
Các diễn giả đóng góp ý kiến:
- Giáo Sư Nguyễn Văn Canh (bác ruột anh Ngô Chí Dũng, Trưởng Đài PTVNKC)
- Nhà Báo Huỳnh Lương Thiện (nguyên Chủ Nhiệm báo Kháng Chiến)
- Ông Vũ Văn Lộc, Giám Đốc IRCC, Inc. San Jose (tác giả Đóm Lửa Quê Người)
Giới thiệu tác phẩm, trao đổi với quý thính giả và ký tên lưu niệm:
- Ông Đỗ Thông Minh (nguyên sáng lập viên Mặt Trận QGTNGPVN)
Trân trọng kính mời
Nhà xuất bản Tân Văn, Đông Kinh, Nhật Bản

- - - - -

Hỏi mua tại nhà sách Tự Lực
14318 BROOKHURST ST., GARDEN GROVE, CA 92643, U.S.A.
Điện thoại: 1-714-531-5290, điện thư: 1-714-893-7107
Điện thoại miễn phí Bắc Mỹ: 1-800-995-2285
hoặc trên trang nhà



VỀ VIỆC TỔ CHỨC

Kính gửi các Ban Tổ Chức,

Trước hết chúng tôi là Đỗ Thông Minh và xin thay mặt anh Phạm Hoàng Tùng được gửi lời cảm tạ chân thành đến quí vị trong các Ban Tổ Chức về sự giúp đỡ thực hiện các buổi nói chuyện và ra mắt sách dự trù tại 14 nơi ở Bắc Mỹ trong chuyến đi của chúng tôi lần này, sau khi chúng tôi đã đi nói chuyện 54 buổi tại nhiều nơi trên thế giớì từ năm 2002.

Nhân đây xin được gợi ý về nội dung với các Ban Tổ Chức.

1- Tiếp tân (30 phút trước giờ khai mạc).
2- Khai mạc (xin cố gắng giữ đúng giờ thông báo).
3- Chiếu phim về công cuộc kháng chiến của Trần Văn Bá, Võ Đại Tôn, 
     Hoàng Cơ Minh khoảng15 phút bằng DVD.
4- Gii thiu tác giả bng DVD (video hay CD), khoảng 5-7 phút.
5- Phát biểu của các din giả đim sách, mỗi người khoảng 15 phút.
6- Đ T Minh gii thiu v s hình thành và giải tán Mặt Trận
    cũng như cun sách khoảng 1 giờ đồng hồ
    Kế đến là phần trao đổi với khán thính giả.
8-  Sau phn trình bày v cun sách, tác giả t Cam Bcó th
trả li trc tiếp mt scâu hỏi, khoảng 20 phút.

Chúng tôi sẽ đem theo các DVD, CD và biểu ngữ liên hệ.
Sách sẽ gửi trước đến Ban Tổ Chức bằng bưu điện hay UPS.
Xin cho chúng tôi địa chỉ để gửi đến.

Xin các Ban Tổ Chức tiến hành tùy theo hoàn cảnh và điều kiện có được, tuy nhiên hãy cố gắng:

1-    Quảng bá rộng rãi đến mọi đồng hương và đoàn thể, để thân mời tất cả cùng đến trao đổi trung thực về vấn đề trăn trở chung.
2-    Chuẩn bị máy điện toán và máy chiếu (projector, chiếu hình từ DVD và âm thanh từ CD), 1 bảng hay màn dùng để chiếu hình.
3-    Chun bị đin thoại quc tế để tác giả Phạm Hoàng Tùng trả lời các câu hỏi và có thể phát ra cho mọi người cùng nghe.
4-    Xin mời thêm diễn giả góp ý nếu được (khoảng 2 người, mỗi người độ 10 phút).
5-    Xin cho 2 người giúp việc bán sách…
           
Về lịch trình đi nói chuyện, các buổi nói chuyện chính về hối ký kháng chiến Hành Trình Người Đi Cứu Nước đều diễn ra vào chiều hoặc tối ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật.
Do đó, chúng tôi sẽ đến nơi tổ chức ngày Thứ Bảy vào giữa tuần và rời ngay đêm đó hoặc sáng sớm hôm sau để tham dự nơi tổ chức ngày Chủ Nhật, sau đó sẽ rời nơi này vào giữa tuần để đi tới nơi mới.
Như vậy tại mỗi nơi chúng tôi sẽ ở độ 3-4 ngày, nên ngoài buổi nói chuyện chính, nếu có những buổi thu hẹp, chúng tôi có thể nói thêm về các đề tài Tiếng Việt Mến Yêu, Phong Trào Đông Du, Phong Trào Duy Tân, Con Đường Dân Chủ và Quốc Gia Nhật Bản… như đã đi nói ở các nơi trong thời gian qua.

Trong thời gian chúng tôi ở Bắc Mỹ, xin liên lạc qua số điện thoại cầm tay:
714-414-7770

Chi phiếu xin đề tên:
Vương Hoàng Minh
24 CANTERA, SANTA ANA, CA 92703, USA.
(cell) 1-714- 914-3841, (w) 1-714-825-0425

Một lần nữa xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của quí vị, mong sớm đưc gặp quí vị, chúc quí vị tổ chức được thành công tốt đẹp.

Xin cầu chúc quí vị và cùng gia quyến luôn được hạnh phúc.

Đỗ Thông Minh.








                 Phạm Hoàng Tùng 

         Ra Mắt  Hồi Ký Kháng Chiến


Báo mạng Take2Tango (Việt Báo cũng có bài đăng tương tự) 

San Jose (Tổng hợp) -  Trưa thứ bảy 30-9-06 tại khu học chánh FranklinMcKinley hơn 200 người đã đến tham dự buổi ra mắt cuốn hồi ký Hành Trình Người Đi Cứu Nước của một kháng chiến quân tên là Phạm Hoàng Tùng nói về những tháng ngày trong khu chiến ở Thái Lan của tổ chức Mặt Trận Hoàng Cơ Minh vào những năm thập niên 80.

Ông Đỗ Thông Minh, cư ngụ tại Tokyo, Nhật Bản, người đã xuất bản cuốn sách này đã thay mặt cho tác giả Phạm Hoàng Tùng trả lời những câu hỏi của người tham dự. Đỗ Thông Minh là một sáng lập viên của tổ chức Người Việt Tự Do gồm những sinh viên du học tại Nhật Bản và tổ chức này là một thành phần tạo thành Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam do phó đề đốc Hoàng Cơ Minh làm chủ tịch, cho nên được gọi vắn tắt là Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, chính thức công bố cương lĩnh chính trị vào năm 1982.

Cuốn hồi ký của kháng chiến quân Phạm Hoàng Tùng dày 930 trang chia ra làm 2 tập, giá bán là 40 đô la được tác giả viết trong vòng 6 năm, hiện đang sống lưu vong tại Nam Vang.

Điểm đặc biệt của cuốn sách là những trang kể lại đời sống các kháng chiến quân trong khu chiến cho tới khi bị tiêu diệt trong các trận đụng độ với Lào Cộng vào năm 1987. Theo sách này, Phạm Hoàng Tùng bị bắt đem về xử tại Việt Nam, ở tù tại trại giam Xuân Phước, Phú Yên,.... và rồi vượt biên đường bộ sang Nam Vang vào năm 1993....

Dù ở trong hoàn cảnh gần gũi nhất nhưng tác giả vẫn không biết là Ngô Chí Dũng, một sáng lập viên Người Việt Tự Do đi vào khu chiến trở thành nhân vật quan trọng trong tổ chức Mặt Trận, bây giờ còn sống hay chết. Tác giả kể lại những thanh toán nội bộ như tử hình một số kháng chiến quân lúc còn trong trại trong đó có bác sỹ Nguyễn Hữu Nhiều, Nguyễn Văn Huy, Lưu Tuấn Hùng… Ngay cái chết của tướng Tư Lịnh Lực LượngVõ Trang là Lê Hồng, bí danh của sỹ quan nhảy dù Đặng Quốc Hiền cũng mờ ám bị nghi ngờ là thanh trừng, theo cuốn sách.

Buổi ra mắt sách được cơ quan Dân Sinh của nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc phối hợp tổ chức với phần điều khiển chương trình của Phạm Phú Nam. Ban tổ chức gọi điện thoại cho Phạm Hoàng Tùng tại Nam Vang để mọi người cùng nghe lời tâm tình của tác giả.

Với số sách bán được khoảng 200 cuốn và ông Đỗ Thông Minh cho biết sẽ đi giới thiệu cuốn Hành Trình Người Đi Cứu Nước tại một số thành phố khác như quận Cam, Sacramento, Houston, Dallas, DC… và cả Canada nữa. Ngoài những đóng góp của tác giả, cuốn sách còn in thêm vào sách những bài báo liên quan tới chủ đề kháng chiến của một số cây viết khác. Quý vị muốn mua sách có thể liên lạc các tiệm sách hay nhà xuất bản Tân Văn. 







     "Hành Trình Người Đi Cứu Nước",
 hồi ký kháng chiến của Phạm Hoàng Tùng
       được ra mắt trong không khí xúc động


 Đông đảo đồng hương tham dự buổi ra mắt sách.

Hồi Ký Kháng Chiến Hành Trình Người Đi Cứu Nước của kháng chiến quân Phạm Hoàng Tùng đã được ra mắt vào lúc 1g30 chiều thứ Bảy 30-9-06 tại Học khu Franklin McKinley, San Jose trong không khí xúc động, với tham dự của gần 300 đồng hương ngồi kín hội trường.

Sau phần nghi thức chào cờ, ban tổ chức cho chiếu lại những khúc phim tài liệu về vụ tòa án Việt cộng xử các kháng chiến quân Trần Văn Bá, Mai Văn Hạnh . . . Vụ Việt cộng đưa ông Võ Đại Tôn ra họp báo cũng như vụ xử các kháng chiến quân của Mặt Trận QGTNGPVN. Những hình ảnh này đã gây niềm cảm phục và xúc động của cử tọa đối với những hy sinh cao cả của những người dấn thân.

Tiếp đến ông Vũ Văn Lộc giới thiệu các khuôn mặt đặc biệt như cô Phan Trần Mai, đại diện cho ông Võ Đại Tôn, anh Nguyễn Thọ, một bạn thân của tác giả Phạm Hoàng Tùng, và anh Nguyễn Thông Thái nguyên là một kháng chiến quân của Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam của ông Lê Quốc Túy, Trần Văn Bá, Mai Văn Hạnh. Anh Thái đã có mặt trong phiên tòa của Việt cộng.

Kế đến MC Phạm Phú Nam đã giới thiệu giáo sư Nguyễn Văn Canh nói về anh Ngô Chí Dũng, một sáng lập viên của Tổ chức Người Việt Tự Do và là một trong những nhân vật lãnh đạo của Mặt Trận đang được ghi nhận là mất tích. Với tình thân gia đình, ông đã thuật lại một số điều Ngô Chí Dũng đã chia sẻ với ông trong quá trình hoạt động của anh. Điều hơi bất ngờ là giáo sư Canh đã chấm dứt phần phát biểu với những tin tức mà ông đã tìm hỏi về số phận của Ngô Chí Dũng mấy năm trước đây thì đều được trả lời là Ngô Chí Dũng còn sống.

Diễn giả Huỳnh Lương Thiện.

Kế đến, ông Huỳnh Lương Thiện, trong chừng mực nào đó đã trả lời một số  câu hỏi liên quan đến sự hình thành của Mặt Trận trong một bài phát biểu khá xúc động như sau:

Kính thưa quí vị,

      Hôm nay tôi xin nói về một đề tài, về câu chuyện đã được chôn kín trong tôi từ mấy mươi năm nay, ít khi nào tôi muốn nhắc đến. Đối với tôi đó là kinh nghiệm đau buồn nhất của bản thân trong thời gian hoạt động trước đây.

      Hôm nay, tôi nhận lời nói chuyện bởi vì tôi không thể từ chối được. Bởi vì người mời tôi là anh Đỗ Thông Minh. Tôi và anh Minh đã có những gắn bó từ tình bằng hữu rồi chuyển sang tình chiến hữu từ rất lâu, từ khi cả hai chúng tôi vừa chân ướt chân ráo đến Nhật Bản du học vào các năm 1969, 1970, lúc đó chúng tôi khoảng 20 tuổi.

Chúng tôi gặp nhau trong môi trường Hội Sinh Viên Việt Nam Du Học tại Nhật Bản mà hiện cũng có một số anh chị em có mặt trong phòng hội này. Lúc đó hội sinh viên này đang bị thao túng, khống chế của nhóm sinh viên thân Cộng. Do đó, một trong những mục tiêu hoạt động lúc đó của phía sinh viên Quốc Gia chúng tôi là tranh đấu để giành lại cái hội sinh viên này về cho mình.

      Trong suốt quá trình hoạt động đó, tôi phải công nhận rằng anh Đỗ Thông Minh là một sinh viên rất quyết tâm, cương trực đầy bản lãnh và dĩ nhiên là rất thông minh nữa.

Chúng tôi cứ kiên trì tranh đấu cho đến năm 1973 thì giành lại được Hội sinh viên cho phía Quốc Gia. Nhưng chưa kịp vui với thắng lợi này, thì đã phải buồn với cái mất mát, thua thiệt lớn hơn. Đó là lúc miền Nam đã rơi vào tay cộng sản Bắc Việt vào tháng 4/1975. Khi đó, chúng tôi đành phải bỏ Hội Sinh Viên để lập ra Ủy Ban Tranh Đấu Cho Tự Do Người Việt tại Nhật hòng tiếp tục con đường tranh đấu và để trấn an các sinh viên, đồng bào đang hoang mang, dao động.

Để đáp ứng với tình hình và nhu cầu mới, chúng tôi đã chấm dứt hoạt động của Ủy Ban để thành lập Tổ Chức Người Việt Tự Do ngày 1/11/1975 với 4 thành viên sáng lập là anh Ngô Chí Dũng (mất tích), anh Phạm Thanh Linh (đang ở Nhật), anh Đỗ Thông Minh và tôi.. Tiếp đó, để đưa cuộc đấu tranh này lên tầm vóc cao và rộng hơn, một lần nữa chúng tôi lại quyết định giải thể toàn bộ Tổ Chức Người Việt Tự Do để cùng với Tổ Chức Phục Hưng và Lực Lượng Quân Dân Việt Nam thành lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam từ giữa năm 1981.

Thưa quí vị, chuyến bay đầu tiên đưa ba vị đại diện cho ba tổ chức này đi Thái Lan tìm đường cứu nước gồm Phó đề đốc Hoàng Cơ Minh, đại diện cho Lục lượng Quân Dân, Dân biểu Trần Văn Sơn, đại diện cho Tổ chức Phục Hưng Việt Nam và anh Đỗ Thông Minh đại diện cho Tổ chức Người Việt Tự Do đã phát xuất từ phi trường San Francisco vào ngày 13-6-1981 mà chỉ có một người đưa tiễn duy nhất là tôi. Với tâm trạng hết sức bùi ngùi, xúc động khi tiễn người ra đi nhưng không biết có còn hy vọng để gặp lại hay không? Mặt Trận vừa hình thành là được đồng bào đặt niềm tin, là nơi tụ họp đông đảo nhất của những tấm lòng yêu nước tại hải ngoại. Và rồi những bước thăng trầm trong hai mươi mấy năm qua của Mặt Trận như thế nào thì quý vị cũng đã biết rồi, tôi khỏi phải lặp lại.

Diễn giả Đỗ Thông Minh.

Tuy nhiên, có một vài điều tôi thấy cần làm sáng tỏ. Đó là trong suốt hơn hai mươi năm qua cho đến nay, chúng tôi vẫn còn nghe, vẫn còn nhận lãnh những lời phê bình đầy thương hại đối với anh em Người Việt Tự Do, đại loại như: Các cậu là những sinh viên trẻ có lòng với đất nước, có tâm hồn trong sáng như tờ giấy trắng, tại sao lại dại dột nghe theo lời của mấy ông có sạn trong đầu mà giải tán cả một Tổ Chức Người Việt Tự Do đang được mọi người quý mến để chạy theo mấy ông này, thứ đến, về vấn đề chiến khu, các cậu biết gì về chiến khu? Các cậu là sinh viên, học sinh chỉ biết cầm bút, cầm viết làm gì có kinh nghiệm chiến trường, thế mà lại theo mấy cái ông mà cả cuộc đời của họ là binh nghiệp, theo họ về chiến khu thì lại càng lép vế, chỉ để họ lợi dụng mà thôi. Đại loại là khi nghe những lời trách móc đầy thương hại như vậy chúng tôi đều giữ im lặng không trả lời nhưng hôm nay nhân cơ hội này thì chúng tôi xin được trả lời một lần cho xong.

Thưa quí vị,

      Chúng tôi không hề bị tướng Hoàng Cơ Minh, đại tá Phạm Văn Liễu hay dân biểu Trần Văn Sơn dụ dỗ vào Mặt Trận, mà sự thật là chính chúng tôi, Tổ Chức Người Việt Tự Do sau khi đã lập được đầu cầu tại Thái Lan đã đi tiên phong trong việc đưa ra kế hoạch kết hợp và mời quý vị này nhập cuộc.

Từ Nhật Bản, anh em Người Việt Tự Do đã chia phiên nhau sang Hoa Kỳ gặp gỡ, trao đổi với các vị tướng tá, các vị lãnh đạo cộng đồng. Và người đã gặp gỡ các vị tướng, tá, các lãnh tụ chính đảng, các vị nhân sĩ có lòng tại Hoa Kỳ nhiều nhất để trình bày các kế hoạch cứu nước của tổ chức Người Việt Tự Do không ai khác hơn là anh Đỗ Thông Minh. Người đã thuyết phục thành công Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh tham gia và sau này trở thành vị lãnh đạo của Mặt Trận cũng chính là anh Đỗ Thông Minh.

Anh Nguyễn Thọ đang trực tiếp nói chuyện
qua điện thoại viễn liên với tác giả Phạm Hoàng Tùng.
Bên cạnh là Đỗ Thông Minh và Phạm Phú Nam.

Về vấn đề chiến khu.

Chính tổ chức Người Việt Tự Do là tổ chức đi tiên phong trong ý niệm phải thực hiện cho bằng được khu chiến để làm đầu cầu đưa cuộc tranh đấu này về quốc nội. Và người đã được tổ chức giao phó cho trọng trách điều nghiên kế hoạch, lập đường dây móc nối với Thái Lan để thực hiện khu chiến và đã hoàn thành nhiệm vụ này một cách tuyệt vời không ai khác hơn là anh Đỗ Thông Minh.

Thưa quí vị,

Nhưng mục đích của chúng ta hôm nay không phải là chỉ để khen anh Đỗ Thông Minh mặc dầu anh rất xứng đáng về tập hồi ký Hành Trình Người Đi Cứu Nước của kháng chiến quân Phạm Hoàng Tùng mà chính anh Đỗ Thông Minh là một động cơ chính để khuyến khích thúc đẩy Phạm Hoàng Tùng chấp bút và anh đã gánh luôn cái trách nhiệm nặng nề là xuất bản và phát hành tập hồi ký nặng ký này.

Tôi xin một vài phút để nói về tập hồi ký này.

Sau khi từ Nhật Bản sang tham dự Đại Hội Chính Nghĩa tháng 4/1983 tại Hoa Thịnh Đốn, tôi có ngỏ ý với Tổng Vụ Hải Ngoại xin được về khu chiến một thời gian vài tuần hay vài tháng để có cơ hội nghe tận tai, thấy tận mắt các sinh hoạt rất gian khổ nhưng cũng rất hào hùng của các kháng chiến quân mà tôi rất cảm phục. Cho đến đầu năm 1984 tôi nhận được văn thư của ông Tổng Vụ Trưởng Tổng vụ Hải ngoại Phạm Văn Liễu gửi sang Tokyo điều động tôi ra khỏi Nhật Bản, nhưng không phải về khu chiến mà là sang Hoa Kỳ để điều hành tờ Kháng Chiến của Mặt Trận. Tôi thầm nghĩ phải chi mình được về khu chiến vài tháng rồi sang Hoa Kỳ làm báo Kháng Chiến thì hay biết mấy. Tha hồ đăng tải những ký sự sống động về khu chiến. Thật đáng tiếc!

Nhưng điều đáng tiếc hơn nữa là ngay từ những phút đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ vào tháng 4/1984 tôi đã chứng kiến và bị cuốn hút vào trận tranh chấp ngày càng gay gắt trầm trọng giữa thượng tầng lãnh đạo Mặt Trận mà chúng tôi cũng như anh Đỗ Thông Minh đã rất cố gắng để hòa giải nhưng không được. Do đó cũng như rất nhiều đoàn viên khác, tôi rất cố gắng để hòa giải nhưng không được. Do đó cũng như rất nhiều đoàn viên khác, tôi đã rút ra khỏi Mặt Trận vì thất vọng về những điều này.

Nay, có cơ hội đọc lại những giòng chữ đầy máu và nước mắt trong cuốn hồi ký kháng chiến Hành Trình Người Đi Cứu Nước của kháng chiến quân Phạm Hoàng Tùng, tôi rất xúc động và cảm thấy rất gần gũi như chính những giòng chữ của mình, như nhìn thấy cái ước muốn không thành của mình nay đã có người thay thế hoàn tất. Hoàn tất còn hơn mình cả đến bội phần, bởi vì anh là kháng chiến quân thật với hơn 10 năm thể nghiệm trong khu chiến và cả lao tù Việt cộng.

Cũng như quí vị, tôi tin là các kháng chiến quân đã vì quê hương mà chấp nhận dấn thân vào chốn bi hùng, nhưng hãy đọc những giòng chữ trong cuốn Hành Trình Của Người Đi Cứu Nước này để thấy những gian khổ và hào hùng mà người kháng chiến quân trải qua, đã vượt hơn mọi sự tưởng tượng của chúng ta và cái số phận bi thương, nghiệt ngã của họ còn thê thảm hơn sự suy đoán của mọi người.

Điều đó không có nghĩa là tôi tán thành tất cả những gì anh viết, vì cũng như nhiều tác giả khác, Phạm Hoàng Tùng đôi lúc cũng có những nhận xét rất chủ quan của cá nhân anh. Điều đó, tôi xin nhường lại sự thẩm định cho quí độc giả.

Tuy nhiên, tôi tin là anh đã viết với tất cả tấm lòng cùng nỗi ẩn ức của mình. Dầu sao cũng xin cám ơn tác giả Phạm Hoàng Tùng đã để lại cho chúng ta một tài liệu lịch sử quí giá, vừa ghi dấu lại một chặng đường đấu tranh hào hùng và bất khuất của con dân Việt chống lại bạo quyền Việt cộng, vừa thẳng thắn nêu ra những ưu khuyết điểm trong lúc vận hành cuộc tranh đấu của tổ chức để có thể giúp cho những người đi sau lấy đó làm kinh nghiệm hầu có thể điều hướng cuộc tranh đấu giành tự do, dân chủ cho dân Việt đến chỗ thành công.

Thưa quí vị, hôm nay chúng ta đến đây là để đi tìm sự thật, thời gian qua đã có vài cuốn sách viết về Mặt Trận, nhưng đó chỉ là phản ánh một phần, một khía cạnh của sự kiện mà lại là ở hải ngoại, chúng ta cần đọc thêm, tìm hiểu thêm nhiều cuốn sách, tài liệu, dũ kiện nữa mà tôi tin rằng cuốn sách này của Phạm Hoàng Tùng sẽ là một mảng sự thật quan trọng viết từ bên trong khu chiến, chúng ta cần tham khảo, đem kết ráp lại với các tài liệu dữ kiện khác để có được một bức tranh tổng quát, trung thực hơn.

Ngoài ra mua bộ sách này còn là một hình thức ủng hộ tinh thần và vật chất cho tác giả Phạm Hoàng Tùng, một kháng chiến quân may mắn còn sống sót, sau khi đã hiến dâng trọn vẹn tuổi thanh xuân của mình trong cuộc hành trình đi cứu nước. Xin cám ơn quí vị.

Diễn giả Nguyễn Văn Canh.

Riêng nhà văn Giao Chỉ thì ông ví von hai cuốn sách Hành Trình Người Đi Cứu Nước này như là hai thùng dầu thô mà độc giả chính là những máy lọc dầu để lọc ra những tinh hoa trong bộ sách độc đáo này. Nói chung, ông tin tưởng vào các điều tác giả Phạm Hoàng Tùng viết về các sinh hoạt bên trong khu chiến nhưng ông có vẻ không tán thành lắm về một số quan điểm của tác giả, nhất là đối với các vấn đề tại hải ngoại.

Sau cùng, phần phát biểu quan trọng nhất mà mọi người chờ đợi là phần của ông Đỗ Thông Minh. Với giọng nói từ tốn nhưng rõ ràng, ông Minh cho biết câu chuyện khởi đầu cách đây 28 năm mà ông là người có trách nhiệm mở đường cho câu chuyện, gần đây ông lại may mắn quen biết với kháng chiến quân Phạm Hoàng Tùng là người ở cuối đoạn đường, cho nên ông khuyến khích anh Tùng hãy viết cuốn hồi ký này và hôm nay ra mặt tập hồi ký như là một bản báo cáo sau cùng về câu chuyện kháng chiến của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam để lấy làm bài học, làm kinh nghiệm cho công cuộc đấu tranh hiện nay và tương lai.

Ông nói, với trách nhiệm là người mở đầu cho nỗ lực thành lập Mặt Trận nên mỗi khi nghe những tin tức vì nhu cầu tuyên truyền cho Mặt Trận hay những tin tức của phía chống phá Mặt Trận ông đều đau lòng vì không phản ảnh sự thật, vì thế ông muốn gióng lên tiếng nói trung thực của công cuộc này và theo ông, đây cũng là cơ hội để người kháng chiến quân trực tiếp nói lên tiếng nói của mình.

Ông đã kể lại các nguyên nhân đưa đến hình thành Mặt Trận cũng như ngỏ ý tiếc nuối về những tranh chấp trong hàng ngũ lãnh đạo Mặt Trận.

      Sau khi ông Minh giải đáp một số thắc mắc của cử tọa, buổi ra mắt sách đã chấm dứt vào lúc gần 5 giờ sau khi hơn 200 bộ sách đã được đồng hương chiếu cố ủng hộ. 

Báo mạng Việt Vùng Vịnh.


    



Nhật Ký Tỵ Nạn (phần trích)

SIKHIU: 1.887 NGÀY UẤT NGHẸN

                    
LNĐ: HTNĐCN xuất hiện thôi thúc phần: NHẬT KÝ TỴ NẠN trình làng trước dự định. Trích từ bản thảo bút ký: MỘT ĐỜI CÚI MẶT của tác giả viết từ 30.4.1975 vẫn còn ngủ quên …

Tác giả Sa Chi Lệ (năm 2007).

HTNĐCN của Phạm Hoàng Tùng: một bằng chứng, nhân chứng, nạn nhân của một vụ án hiếp dâm lịch sử .

Trịnh Văn Hợi: Đại úy QL/VNCH, TB/ĐD CỘNG ĐỒNG VIỆT SIKHIU nói gì trước khi vào MẶT TRẬN TỰ SÁT?

Góp một viên gạch xây: VĂN KHỐ THUYẾN NHÂN VN.                                                           
Thiên bất dung nhan, oan nghiệt còn sống. Quả báo nhãn tiền. Chạy trời không khỏi nắng. 900 trang sách của PHẠM HOÀNG TÙNG như một quan tòa khắc nghiệt nhất đã nện xuống bàn quyết nghị phiên chung thẩm: TỬ HÌNH! Hơn 15 năm qua, biết bao bút mực nguyền rủa MT/HCM & VT như những đóm lửa rời rạc trong đêm đen hải ngoại, chực chờ chụp mũ nhau, phang nhau toàn ngôn từ dơ bẩn nhất.

Trên Nam Úc tuần báo số 564, ông Hoàng Cơ Long chỉ trích những khuyết điểm, sai sót, hoang tưởng trong hồi ký của PHT. Thiết nghĩ, dù thế nào đi nữa, áo mặc sao qua khỏi đầu? PHT vào chiến khu, tham gia chiến dịch Đông Tiến 2, bị bắt, ở tù, lãnh án, vượt thoát, là sự thật. Hơn nữa, anh ta thuật lại với giọng ôn tồn, không thù hận, oán ghét. Đấy là một điểm son hiếm có của người trong cuộc.

Rồi 30 năm sau …CĐNVHN thuộc cháu chắt chúng ta cúi đầu truy niệm một trang sử mà nước mắt biến thành KIMCƯƠNG - DAOGĂM VÀ TÊN HỀ …

27 - 4 – 1983 : Mặt trời đỏ thẳm phía chân trời, đang thoi thóp trên vịnh Thailand.

Hoàng hôn như cô gái ươm mơ bẽn lẽn sau rèm, thì thầm với ánh nắng chiều còn sót lại. Đêm xuống thật nhanh. Tôi nắm chặt thành lan can tầng nhì của giàn khoan dầu Panama giữa biển khơi, mắt đăm chiêu hướng về Việt Nam. Gió thỉnh thoảng thổi mạnh, làm những đợt sóng có vẻ giận dữ, mỗi khi lướt qua các cột giàn khoan như chênh vênh mong manh. Bất giác, tôi rùng mình nhớ lại mình vừa diễn xong một màn xiếc 3 ngày 2 đêm đi trên dây tử thần đến bến bờ tự do như một phép lạ. Cái chết đe dọa thường trực mà lại tức cười. Nghe kể chắc ai cũng nghĩ, người viết rất mê tín dị đoan…

Chúng tôi, 24 người trên chiếc ghe tam bản không mui, 8m50. Xuất phát từ cửa VÀM RĂNG, Sóc Xoài thuộc Hòn Đất Rạch Giá.  Không la bàn, không bản đồ, anh tài công nghiệp dư, cho chạy 2 máy cùng một lúc: 1 máy xăng BS9, 1 máy dầu Nhật cổ lổ sỉ, nên ghe phóng khá nhanh. Chạy trốn quỉ dữ…

30 - 6 – 1983: Đoàn xe bus đưa người chuyển trại đến rất sớm bởi đường lên SIKIEW quá xa. Chặng Songkhla – Bangkok : 950km. Bangkok – Sikiew: 400km .

Đối với hầu hết người Việt, đươc ngồi trên xe bus “sang trọng” của Thái, cảm thấy đời lên hương từ đây…quên hết mọi chuyện, thưởng thức cảm giác lâng lâng khó tả trong hồn. Khoái trá xem phim tàu, màn ảnh video nhỏ…Chẳng bao lâu sau, đường vào Sikiew “có trăm lần thương, cả vạn lần sầu cũng đến”.

Chập choạng tối, nhiều đồng bào “đón” chúng tôi nhập trại sau hàng rào kẽm gai cao. Nỗi hào hứng biến mất, âu lo tương lai bắt đầu xuất hiện…5, 6 người nhóm ghe tôi được phân ở B7 thuộc khu B.

Xin nói sơ một chút về địa hình: Nhiều đồi núi bao quanh trại tỵ nạn SIKHIU.

Trại cách ly bên ngoài bằng hàng rào kẽm gai, vách tôn cao hơn 2m. Trước đây là trại tù giam giữ người Việt nhập cảnh Thái bất hơp pháp. Vẫn giữ nguyên trạng, chỉ thay bảng cổng trại và giấy tờ: Refugee Camp! Vào thời điểm này, có hơn 8.000 người chen chúc ở trong 21 buildings, chia 3 khu: A B C. Riêng khu B tách rời bởi con đường cổng chính dẫn đến văn phòng trại trưởng.

KHU A: 10 buildings.  KHU C: 7 buildings.

KHU B: 4 buildings  gồm  B7, B8, B9, B10.

Mỗi B sức chứa tối đa 300 “tù”. Đầu năm 1984, trại vượt quá tải hơn 10.000 người.

Giáp với khu B, bên ngoài là nhà giam tù chính trị Thái. Ngay cổng vào Khu B, bên phải là Trung Tâm Phỏng Vấn (processing center). Cái tên có vẻ rôm rả, trang trọng nếu chỉ hình dung. Thực tế, nó thật là nghèo nàn : 4 dãy nhà tranh bằng tre và tầm vông, cất theo hình chữ U có nấp, chừa cửa. Một vườn hoa nhỏ sát TTPV. Có một lều hóng mát với bàn ghế, Ban Trật Tự Khu B, thỉnh thoảng dùng để làm việc và mỗi sáng Ban Phát Thanh Cộng Đồng thu bài ở đây . Vườn rau “tư nhân” nằm phía sau vườn hoa, tiếp cận B7 đơn độc, cửa nhìn ra sân banh trước mặt cùng 3B kia : B8, 9, 10.

              Nhiều người khu B rất ngại qua khu A, C vì phải đi ngang văn phòng trại trưởng đồng bào thường gọi ông là hung thần. Văn phòng đại diện cao ủy tỵ nạn khiêm nhường liền vách.

Một đồng bào chụp hình lưu niệm
ngay cổng TTPV vừa được phái đoàn Mỹ
chấp nhận năm 1984. 


Hai trong 3 người là KCQ/ MTHCM đứng trên mỏm đá
trước nhà trật tự khu B cách đây 23 năm,
hy sinh tương lai rực rỡ vào chiến khu …
Phạm Hoàng Tùng đứng bên trái, cuối năm 1983.


Sơ đồ Trại Tỵ Nạn Sikhiu.
….
Tác giả Sa Chi Lệ vào cuối năm 1983 là người bạn ở cùng Trại Tỵ Nạn Sikhiu bên Khu B với Phạm Hoàng Tùng. Ông hiện định cư tại Canada.













1 nhận xét: