Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thời Cuộc


ĐẾ CHẾ TRUNG CỘNG NGÀY NAY
ĐANG DỌN ĐƯỜNG ĐI THEO
 CUỒNG VỌNG BÀNH TRƯỚNG
LÃNH THỔ LÃNH HẢI
CỦA HITLER NGÀY TRƯỚC.


        Tình hình hiện nay tại vùng Biển Đông Nam Á đã chứng tỏ quá rõ tham vọng bành trướng liều lĩnh của Trung Cộng. Họ đã và đang lấn chiếm từng bước và bằng nhiều phương tiện vùng lãnh hải của nước ta, và Phi Luật Tân (Philippines) .

        Tham vọng thâm hiểm của đế chế mới được Mao Trạch Đông thành lập từ năm 1949 tại Trung Hoa không chỉ mang mục đích hiện thời mà còn nuôi dưỡng lâu dài ý đồ thôn tính một cách ngang ngược đất và biển của Việt Nam.

        Quê hương chúng ta đang đứng trước một thách thức rất lớn, một mối nguy rất đáng lo ngại khi lại đối diện với một kẻ thù truyền kiếp hung hiểm ở ngay bên cạnh.

        Liệu tham vọng của Trung Cộng có thể thực hiện trong bối cảnh chính trị thế giới ngày nay?

        Để góp phần nhỏ vào việc trả lời câu hỏi này, chúng ta cũng cần lược lại nguyên nhân và diễn biến Đệ Nhị Thế Chiến


 Hùng Ca Sử Việt
Đáp Lời Sông Núi.
Nguồn: youtube.

   
        A/ KHÁI LƯỢC VỀ ÐỆ NHỊ THẾ CHIẾN

        I/ BỐI CẢNH


Tù nhân do Ðức Quốc Xã
bắt trong chiến tranh
đã bị bỏ đói, hành hạ
ở trại giam Mauthausen- Áo, 1945.
Ảnh nguồn: wiki.

        Ðệ Nhị Thế Chiến (World War II hay the Second World War, thường viết tắt: WWII hay WW2 trong Anh Ngữ) là cuộc xung đột quân sự toàn thế giới, cuộc xung đột hợp nhất của hai phía, một bắt đầu ở Châu Á năm 1937 với Chiến Tranh Nhật - Trung Lần Thứ Hai(1), và một khởi đầu ở Châu Âu năm 1939 với việc Đức xâm lược Ba Lan. Cuộc chiến được coi như kế thừa từ Ðệ Nhất Thế Chiến lịch sử.

        Xung đột toàn cầu này phân chia đa số các quốc gia trên thế giới thành hai liên minh quân sự kình chống nhau: Ðồng Minh và Phe Trục. Do lan rộng trên toàn thế giới, Ðệ Nhị Thế Chiến đã làm chết trên 70 triệu người, khiến cuộc chiến này là cuộc xung đột chết người nhiều nhất trong lịch sử nhân loại.

        Ðệ Nhị Thế Chiến là cuộc chiến rộng lớn nhất trong lịch sử nhân loại, các nước can hệ đã huy động hơn 100 triệu người lính. Cuộc chiến làm xóa bỏ cách biệt giữa nguồn tài nguyên quân sự và dân sự, và thấy hoạt động hết sức tích cực của các phương tiện khoa học, kỹ nghệ, và kinh tế của quốc gia tập trung cho các mục đích chiến tranh.

        Gần 2/3 số người bị giết trong chiến tranh là thường dân, như trường hợp gần 11 triệu người dân là nạn nhân của Holocaust, phần lớn xảy ra ở Ðông Âu và Liên Sô.

        Xung đột đẫm máu này kết thúc với chiến thắng của Ðồng Minh. Kết quả, Hoa Kỳ và Liên Sô nổi dậy như hai siêu cường hàng đầu thế giới, hình thành cho thời kỳ Chiến Tranh Lạnh(2)trong 45 năm kế tiếp. Sự tự quyết nổi dậy cho các Phong Trào Giải Thực giành độc lập ở Châu Á, Châu Phi. Trong khi đó chính Châu Âu khởi hành trên con đường dẫn đến hội nhập.

Bảng Liệt Kê Các Nước Tham Chiến Và 
Tổn Thất Nhân Mạng

Ðồng Minh

Trung Hoa tự do - Czechoslovakia - Ba Lan - Liên Hiệp Anh - Ấn Ðộ - Pháp - Úc - Tân Tây Lan - Nam Phi - Gia Nã Ðại - Na Uy - Bỉ - Hòa Lan - Hy Lạp - Nam Tư - Liên Sô - Hoa Kỳ - Phi Luật Tân - Mễ Tây Cơ - Ba Tây - Romania - Bulgaria - Phần Lan. 

Phe Trục và các nước liên kết

Nhật - Ðức - Slovakia - Ý - Bulgaria - Croatia - Phần Lan - Hungary - Iraq - Romania - Thái Lan - Cộng Hòa XHCN Ý(3)

Thời gian
1/9/19392/9/1945.
Ðịa điểm:
Châu Âu, Thái Bình Dương, Ðông Nam Á, Trung Ðông, Ðịa Trung Hải, và Châu Phi.
Kết cuộc:
Ðồng Minh chiến thắng. Thành lập Liên Hiệp Quốc. Sự nổi dậy của Hoa Kỳ và Liên Sô như các siêu cường. Tạo nên vùng ảnh hưởng ở Châu Âu dẫn đến Chiến Tranh Lạnh.

Tổn thất nhân mạng:
Ðồng Minh                                  
Quân đội chết:
trên 14.000.000 người.
Dân sự chết:
trên 36.000.000 người.
Tổng số:
trên 50.000.000 triệu người.

Phe Trục                                                         
Quân đội chết:
trên 8.000.000 người.
Dân sự chết:
trên 4.000.000 người.
Tổng số:
trên 12.000.000 triệu người.                                                                                          


Benito Mussolini của Phát Xít Ý (trái)
Adolf Hitler của Quốc Xã Ðức.
Ảnh nguồn: wiki.

        1/ Sơ Lược Về Hitler, nhân vật mang tham (cuồng) vọng tái thành lập và mở rộng đế chế (Phổ) Đức(4)

        Adolf Hitler (20/4/1889 – 30/4/1945) người Ðức gốc Áo, chính trị gia, lãnh đạo Ðảng Công Nhân Ðức Xã Hội Chủ Nghĩa Quốc Gia (Ðức Ngữ: Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, viết tắt NSDAP), thường được biết Ðảng Nazi hay Ðảng Quốc Xã.

        Hitler là nhà độc tài Ðức từ năm 1933 đến 1945, phục vụ trong vị trí Thủ Tướng từ năm 1933 đến 1945, và cũng là nguyên thủ hay Quốc Trưởng Ðức (Führer) từ năm 1934 đến 1945.

        Theo Drexler, người thành lập đảng đầu tiên trước khi Hitler lên nắm quyền, giải thích nhóm từ Xã Hi Chủ Nghĩa như sau: không giống như Chủ Nghĩa Marx, Ðảng Công Nhân Ðức ủng hộ thành phần trung lưu, và chính sách Xã Hội Chủ Nghĩa của đảng có nghĩa là dành phúc lợi xã hội cho dân Ðức thuộc chủng tộc Aryan.

        Là một cựu chiến binh được tặng huy chương vì lòng can đảm trong Ðệ Nhất Thế Chiến, Hitler tham gia Ðảng Quốc Xã năm 1920, và trở thành nhà lãnh đạo đảng năm 1921. Theo sau việc Hitler tổ chức cuộc đảo chính thất bại và bị bắt giam, Hitler nhận được sự ủng hộ do cổ động cho Chủ Nghĩa Quốc Gia Ðức, óc Bài Do Thái, chống Cộng với tài hùng biện và tuyên truyền gây nhiều thuyết phục trước đám đông.

        Hitler được chỉ định làm Thủ Tướng năm 1933, nhanh chóng thiết lập và tạo hiện thực tầm nhìn của Hitler về chế độ độc tài Xã Hội Chủ Nghĩa Quốc Gia, một đảng, chuyên chế, độc tài.

        Hitler theo đuổi chính sách đối ngoại với mục tiêu đã được tuyên bố là chiếm giữ “Lebensraum” (Khoảng không gian sinh tồn) cho nước Ðức, và huy động mọi tài nguyên quốc gia hướng đến mục tiêu này. Hitler tái xây dựng Lực Lượng Vũ Trang Ðức (Wehrmacht) xâm lược Ba Lan năm 1939 dẫn đến bùng nổ Ðệ Nhị Thế Chiến ở Châu Âu.

        Lực lượng của Hitler vi phạm nhiều tội ác trong chiến tranh bao gồm tàn sát có hệ thống khoảng 17 triệu người dân, trong đó có ra tay diệt chủng ước lượng 6 triệu người Do Thái được biết là nạn Holocaust.

        Những ngày sau cùng của chiến tranh vào năm 1945, Hitler cưới người tình từ lâu là Eva Braun. Chưa đầy hai ngày sau đó, cả hai tự tử để tránh bị bắt sống một cách nhục nhã. 

        2/ Chủ Nghĩa Fascism (Phát Xít)

        Chủ nghĩa này muốn nói đến các nguyên tắc và tổ chức của phong trào người quốc gia cánh hữu cực đoan. Ảnh hưởng Chủ Nghĩa Phát Xít lên đến đỉnh điểm tại Châu Âu giữa năm 1930 đến 1945, chính yếu ở Ý, Tây Ban Nha, và có lẽ quan trọng nhất là tại Ðức, nơi làm nền móng cho Ðảng Quốc Xã.

        Mặc dù không có kết hợp của học thuyết chính trị gắn liền với Chủ Nghĩa Phát Xít, chủ nghĩa này có khuynh hướng bao gồm niềm tin về đẳng cấp ưu việt của một dân tộc hay nhóm chủng tộc vượt lên trên các dân tộc hay chủng tộc khác, và đi theo đó là sự khinh miệt dân chủ, lòng tuân phục nhất quán một lãnh đạo quyền uy, tuyệt đối, và chủ trương mỵ dân (nuôi dưỡng dục vọng xấu của dân nhằm đạt mục tiêu chính trị gian tà).

        Sau năm 1945, ảnh hưởng của Chủ Nghĩa Phát Xít suy giảm, dù còn tồn tại ở Tây Ban Nha (tới năm 1975), và Bồ Ðào Nha (tới năm 1974), và trong kiểu mẫu một số chính quyền ở Nam Phi. Trong thập niên 1990, Chủ Nghĩa Phát Xít có chiều hướng nổi dậy với những nhóm Tân Phát Xít đạt thắng lợi trong bầu cử ở Pháp, Nga, và Ý.
     
        3/ Ðảng Quốc Xã Ðức

        Hoạt động tại Ðức giữa năm 1939 đến 1945. Lúc đầu có tên là Ðảng Công Nhân Ðức, tới năm 1920 đổi lại là Ðảng Công Nhân Ðức XHCN Quốc Gia. 
            
        Lý thuyết đảng nhấn mạnh đến thất bại của chính sách tự do kinh doanh của Tư Bản, và Cộng Sản, thất bại của nền dân chủ, tính “thuần nhất chủng tộc của dân Ðức” cũng như các dân tộc Tây Bắc Âu Châu, và ngược đãi dân tộc khác mà họ cho là các kẻ thù chủng tộc hay kẻ không đáng sống. Những kẻ như vậy bao gồm dân Do Thái, Slavs, Gypsi, đồng tính luyến ái, bất khiển dụng về tinh thần và thân thể, người Cộng Sản, và các nhóm người khác.  

   
 Xác chết trong trại Auschwitz ở Ba Lan, trại lớn nhất trong các Trại Diệt Chủng của Quốc Xã Ðức. Ảnh nguồn: wiki. 


        II/ CÁC NGUYÊN NHÂN

        Các nguyên nhân căn bản của Ðệ Nhị Thế Chiến là do tinh thần quốc gia bị căng thẳng, những vấn đề không giải quyết được, và uất hận sau Ðệ Nhất Thế Chiến, thêm vào đó là phản ứng tiêu cực của chính quyền Roosevelt của Hoa Kỳ đối với sự xâm lấn mở rộng của đế quốc Nhật ở Viễn Ðông trong thập niên 1930.

        Hậu quả của các biến cố này dẫn đến bùng nổ chiến tranh được hiểu tổng quát là cuộc xâm lược Ba Lan năm 1939 của Ðức Quốc Xã, và sự xâm lược Cộng Hòa Trung Hoa năm 1937 của Nhật Bản. Những cuộc xâm lược quân sự này là hệ quả từ các quyết định được thành phần cai trị chuyên chế của Ðảng Quốc Xã ở Ðức đưa ra, và trong trường hợp Nhật Bản là do lãnh đạo Ðạo Quân Quan Ðông(5).

        Ðệ Nhị Thế Chiến khởi đầu sau khi có tuyên bố chiến tranh chính thức, và như thế các hành động gây hấn trước đó của Đức và Nhật đối với nền hòa bình thế giới đã được thỏa mãn.
      
        III/ DIỄN BIẾN

        Tháng 9/1931, Nhật xâm lăng Mãn Châu dưới những lý cớ ngụy tạo và chiếm giữ lãnh thổ này từ chủ quyền của Trung Hoa.

        Năm 1933, Adolf Hitler của Quốc Xã Ðức trở thành lãnh đạo của quốc gia Ðức. Dưới sự cầm quyền của Ðảng Quốc Xã, Ðức bắt đầu tái vũ trang và theo đuổi một chính sách đối ngoại mới đặt trên tinh thần Chủ Nghĩa Quốc Gia. Năm 1937, Hitler cũng bắt đầu đòi hỏi sự nhượng lại các lãnh thổ mà đã là một phần của nước Ðức theo lịch sử, như Rhineland, và Gdansk.

        Tháng 7/1937, Nhật đề ra cuộc xâm lược lục địa Trung Hoa trên bình diện rộng lớn, bắt đầu với việc đánh bom Thượng Hải và Quảng Châu, và sau đó là Cuộc Thảm Sát Nam Kinh(6) vào tháng 12. 


Tại Ðảo New Guinea cách xa Bắc Úc
 thuộc Thái Bình Dương,
một binh sĩ Úc sắp bị
lính Nhật chặt đầu,
năm 1943.
Ảnh nguồn: wiki.
     
        Tại Châu Âu, Ðức và thành viên kém hơn trong Phe Trục là Phát Xít Ý, khẳng định các đòi hỏi, chính sách đối ngoại xâm lấn, và gia tăng thù địch. Liên Hiệp Vương Quốc Anh (Anh Quốc và Bắc Ireland) và Pháp lúc đầu cố gắng giảm bớt căng thẳng, chính yếu thông qua đường lối ngoại giao và nhân nhượng.

        Tháng 9/1939, Ðức xâm lăng Ba lan trong sự hợp tác với Liên Sô, và chiến tranh ở Châu Âu đã xảy ra sau đó. Pháp và Anh đầu tiên không tuyên bố chiến tranh, họ hy vọng có thể thuyết phục Hitler bằng đường lối nhượng bộ, nhưng Hitler không đáp ứng.

        Sau đó, Liên Hiệp Anh và Pháp phải tuyên bố chiến tranh. Trong suốt mùa Ðông năm 1939-1940 có ít biểu hiện thù địch công khai vì cả hai bên không có ý định giao chiến trực tiếp. Thời kỳ này được gọi là Chiến Tranh Giả Tạo (Phoney War), nhưng luôn mang tiềm ẩn bùng nổ chiến tranh thật sự đầy thù nghịch.
 
        Tuy nhiên, tình hình có chiều hướng xấu đi, mùa Xuân năm 1940, Ðức chiếm đóng Đan Mạch và Na Uy, và đầu mùa Hè chiếm đóng Pháp và các nước thuộc Tây Bắc Châu Âu như Hòa Lan, Bỉ, và Luxembourg. Kế đến, Ý tuyên bố chiến tranh vào tháng 6/1940, và quân đội Ý tấn công Pháp ngay trước khi Pháp đầu hàng.

        Liên Hiệp Anh lúc đó là mục tiêu của Phe Trục trong chiến trường Tây Âu, nên Ðức cố gắng cắt quần đảo này ra khỏi các cung cấp then chốt và kiếm ưu thế trên không phận để có thể mở cuộc xâm lược đường biển.

        Ðiều này không bao giờ xảy ra, nhưng Ðức tiếp tục tấn công vào lãnh thổ Anh trong suốt cuộc chiến, chính yếu từ trên không. Không thể giao chiến với Ðức trên lục địa, Liên Hiệp Anh tập trung đánh quân Ðức và Ý trong vùng biển cạn của Ðịa Trung Hải.

        Tuy có thành công giới hạn, nhưng Anh thất bại trong việc ngăn chận Phe Trục chinh phục Balkan, và họ chiến đấu không quyết liệt trong Chiến Dịch Tây Sa Mạc. Quân Liên Hiệp Anh đã gây cho hải quân Ý thiệt hại nghiêm trọng tại Ðịa Trung Hải, và đã giáng cho Ðức trận thất bại đầu tiên trong cuộc không chiến tháng 8-10/1940.
  
        Tháng 6/1941, cuộc chiến mở rộng thêm khi Ðức tấn công vào Liên Sô, khiến Liên Sô phải đứng vào thế liên minh với Anh. Cuộc xâm lược Liên Sô lúc đầu mang lại thành công nhiều cho Ðức, tiến được khá sâu vào lãnh thổ Liên Sô, nhưng bắt đầu bị chận lại do thời tiết mùa Ðông. 
  
        Tại Châu Á, từ khi xâm lăng lục địa Trung Hoa và Ðông Dương thuộc Pháp năm 1940, Nhật là đối tượng cho Hoa Kỳ, Anh, và Hòa Lan gia tăng cấm vận, và Nhật cố gắng giảm bớt sự cấm vận này thông qua thương lượng ngoại giao.

        Tuy nhiên, vào tháng 12/1941, chiến tranh lại mở rộng khi Nhật, sau 5 năm đánh nhau với Trung Hoa, đã đồng thời tấn công Hoa kỳ và các thuộc địa của Anh tại Ðông Nam Á. Bốn ngày sau đó, Ðức tuyên bố chiến tranh với Hoa Kỳ.

        Sự kiện này khiến Hoa Kỳ và Nhật bước vào cuộc xung đột lớn hơn và biến cuộc chiến tranh riêng rẽ trước đây ở Châu Âu và Châu Á trở thành một cuộc chiến ở qui mô toàn thế giới.


Trong các con mương dài và sâu
chất đầy xác tù binh Liên Sô,
những người bị đói chết hay bịnh tật rồi chết.
 Có khoảng 2,8 triệu đến 3,5 triệu tù binh Liên Sô
chết trong khi bị Ðức bắt và giam cầm.
Ảnh nguồn: wiki.
     
        Năm 1942, mặc dù Phe Trục tiếp tục gặt được thắng lợi, nhưng cuộc tiến công xâm lấn của họ đã bị đổi hướng. Nhật chịu thất bại quan trọng đầu tiên khi đánh nhau với Hoa Kỳ tại trận Midway, 4 Hàng Không Mẫu Hạm của Nhật bị tiêu diệt. Lực lượng Ðức tại Châu Phi bị Liên Quân Anh - Mỹ đẩy lui, và đợt phản công thứ hai trong mùa Hè mà Đức đánh vào Liên Sô đã bị ngăn chận hoàn toàn.

        Năm 1943, Ðức bị tổn thất nặng tại trận Stalingrad, và kế đến tại Kurs, nơi xảy ra trận chiến xe tăng vĩ đại nhất trong quân sử thế giới. Lực lượng Ðức bị đẩy lùi khỏi Châu Phi, và Ðồng Minh bắt đầu thúc quân lên phía Bắc xuyên qua Sicily và Ý. Ý bị thúc ép phải ký Hiệp Ðịnh Ðình Chiến tháng 9/1943. Nhật tiếp tục mất nhiều phần đất khi Hoa Kỳ chiếm hết đảo này đến đảo khác trong Thái bình Dương.  

        Trong năm 1944, chiều hướng chiến tranh rõ ràng trở nên không thuận lợi cho Phe Trục. Ðức bị bao vây khi Liên Sô mở đợt phản công từ phía Ðông, đẩy Ðức lui ra khỏi đất Nga và bị ép vào lãnh thổ Ba Lan, Romania. Ở hướng Tây, Ðồng Minh đổ bộ lục địa Châu Âu, giải phóng Pháp và các nước Tây Bắc Châu Âu, và tiến đến biên giới phía Tây của Ðức.

        Trong khi Nhật mở cuộc tấn công quan trọng thành công vào Trung Hoa. Nhưng tại Thái Bình Dương hải quân Nhật tiếp tục chịu tổn thất nặng nề khi Mỹ chiếm đóng nhiều phi trường có thể oanh tạc vào Tokyo.

        Năm 1945, chiến cuộc kết thúc. Tại Âu Châu, Ðức mở cuộc phản công sau cùng ở hướng Tây thất bại, khi đó Liên Sô chiếm đóng Berlin vào tháng 5, buộc Ðức đầu hàng. Tại Châu Á, lực lượng Mỹ chiếm các Ðảo Iwo JimaOkinawa của Nhật trong khi lực lượng Anh đẩy lui quân Nhật tại Ðông Nam Á.

        Lúc đầu Nhật không có ý định đầu hàng, sau cùng thì phải chịu khi Liên Sô xâm lược Mãn Châu và Hoa Kỳ thả hai trái bom nguyên tử trên đất Nhật.       

        Chú thích:
        1)Chiến Tranh Nhật - Trung Lần Thứ Hai(1937-45): Chủ Nghĩa Bành Trướng của Nhật dẫn đến rắc rối tại Mãn Châu năm 1931 và việc thành lập nhà nước bù nhìn tại Mãn Châu Quốc cho Nhật một năm sau đó. Thù địch thật sự bắt đầu vào năm 1937, nhưng sau hai năm thành công, Nhật bắt đầu suy thoái dẫn đến bế tắc. Vị trí Nhật bị suy yếu dần do hoạt động của du kích Cộng Sản, sau cùng sụp đổ vào năm 1945 khi Ðệ Nhị Thế Chiến kết thúc. Cuộc chiến tranh lần thứ nhất diễn ra năm 1894-95 do vấn đề Triều Tiên.  

        (2)Chiến Tranh Lạnh: Là thời kỳ xung đột, căng thẳng, cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Liên Sô, cùng với đồng minh của mỗi bên từ giữa thập niên 1940 cho tới đầu thập niên 1990. Trong suốt thời kỳ này, sự đối đầu giữa hai siêu cường diễn ra trên nhiều đấu trường: các liên minh quân sự; hệ tư tưởng, tâm lý, và gián điệp; các phát triển quân sự, kỹ nghệ, kỹ thuật, bao gồm như cuộc chạy đua trong lĩnh vực không gian; chi phí quốc phòng tốn kém; cuộc chạy đua vũ trang nguyên tử khổng lồ; và nhiều cuộc chiến tranh giả.

        Không bao giờ có một sự can dự quân sự trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Liên Sô, nhưng có nửa thế kỷ xây dựng quân sự, và trận chiến chính trị để lôi cuốn sự ủng hộ trên khắp thế giới, bao gồm liên hệ quan trọng của đồng minh và các quốc gia vệ tinh trong cuộc chiến tranh giả. Mặc dù Hoa Kỳ và Liên Sô từng đồng minh với nhau để chống Phát Xít Ðức, hai bên lại khác nhau về cách thức tái xây dựng thế giới thời hậu chiến ngay cả trước và sau khi kết thúc Ðệ Nhị Thế Chiến.

        Trên nhiều thập niên, Chiến Tranh Lạnh lan tràn bên ngoài Châu Âu đến từng vùng của thế giới, khi Hoa Kỳ tìm kiếm sự “kiềm chế” Chủ Nghĩa Cộng Sản và tạo dựng nhiều liên minh cho sự kết thúc này, đặc biệt ở Tây Âu, Trung Ðông, và Ðông Nam Á. 

        Có nhiều cuộc khủng hoảng lặp lại mà đe dọa gia tăng có thể làm bùng nổ các cuộc chiến tranh thế giới nhưng lại không bao giờ diễn ra, đáng chú ý có Cuộc Phong Tỏa Bá Linh (1948-1949), Chiến Tranh Triều Tiên (1950-1953), Chiến Tranh Việt Nam (1959-1975), Cuộc Khủng Hoảng Hỏa Tiễn Cu Ba (1962), và Chiến Tranh Sô Viết - Afghanistan (1979-1989).

        Cũng có những thời kỳ giảm bớt căng thẳng khi hai phía tìm kiếm tình trạng hòa dịu. Những cuộc tấn công quân sự trực tiếp với các đối thủ bị ngăn chận do nguy cơ tiềm tàng cùng bị tiêu diệt một khi dùng vũ khí nguyên tử.

        Chiến Tranh Lạnh đi đến kết cuộc vào cuối thập niên 1980 theo sau hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh đạo Liên Sô Mikhail Gorbachev với Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, cũng như khi  Mikhail Gorbachev đề ra các chương trình cải cách như PerestroikaGlasnost. Sau cùng Liên Sô nhượng bộ quyền lực tại Ðông Âu và bị giải thể năm 1991.

        (3)Cộng Hòa XHCN Ý: (Chữ Ý là Repubblica Sociale Italiana hay RSI) là một nhà nước búp bê của Quốc Xã Ðức được “Lãnh Tụ Quốc Gia” và “Ngoại Trưởng” Benito Mussolini (1883-1945) lãnh đạo. RSI thực hiện chủ quyền chính thức trên vùng Bắc Ý nhưng phần lớn lệ thuộc vào quân đội Ðức để duy trì kiểm soát. Quốc gia này chính thức được biết là Cộng Hòa Salò (Repubblica di Salò) vì Bộ Ngoại Giao của Mussolini đặt tổng hành dinh tại Salò, thị trấn nhỏ nằm trên hồ Garda. Cộng Hòa XHCN là hóa thân thứ nhì và sau cùng của nhà nước Phát Xít Ý.

        (4)Đế chế (Phổ) Đức: Phổ (Prussia) là vương quốc của Đức, phát triển từ một nước nhỏ trên vùng bờ biển  Đông Nam Baltic đến lúc bao gồm phần lớn lãnh thổ Ba Lan và miền Đông Bắc Đức hiện đại. Trung tâm của Phổ là những vùng rừng ở Đông Vistula, đầu tiên do dân tộc Baltic cư ngụ và tới thế kỷ 13 bị các hiệp sĩ Teutonic (Ðức) chiếm lấy. Trong thế kỷ 16 thuộc công quốc Hohenzollerns, tới năm 1618 thuộc Brandenburg.

        Vương quốc Phổ được tuyên bố năm 1701 thủ đô là Berlin, phát triển trong thế kỷ 18 dưới thời Frederick Đại Đế để trở thành cường quốc Châu Âu. Sau chiến tranh Phổ - Pháp 1870-1871 (Pháp lúc đó dưới thời Napoleon Đệ Tam), nước Phổ chiến thắng trở thành trung tâm của đế quốc Đức hiện đại do Thủ Tướng Bismarck tạo ra (dưới thời Hoàng Đế Wilhelm Đệ Nhất).Với sự thất bại của Đức trong Chiến Tranh Đệ Nhất, nền Quân Chủ Phổ bị thủ tiêu và ưu thế của Phổ cũng kết thúc.

        (5)Ðạo Quân Quan Ðông (The Kwantung Army hay the Guandong Army): Tên gọi tập đoàn quân của quân đội đế quốc Nhật vào đầu thế kỷ 20. Nó trở thành bộ chỉ huy uy tín nhất và lớn nhất của quân Nhật. Nhiều vị chỉ huy của đại đơn vị này như Tổng Tham Mưu Trưởng Seishirō ItagakiHideki Tojo được thăng cấp lên vị trí cao vừa trong quân đội và chính quyền của đế quốc Nhật, và nó chịu trách nhiệm thành lập Mãn Châu Quốc do Nhật thống trị. Quan Ðông có nghĩa là “phía Ðông Sơn Hải Quan”(Shanhaiguan), thuộc Mãn Châu.

        Vào thời Ðệ Nhị Thế Chiến, cách thức tổ chức quân đội của những nước lớn thường thành lập các đại đơn vị như tập đoàn quân (army group) bao gồm nhiều phương diện quân (army), kế đến là quân đoàn (corps), và sư đoàn (division).

        Một tập đoàn quân có khoảng 4 phương diện quân, một phương diện quân có khoảng 4 quân đoàn và một quân đoàn có 4 hay 5 sư đoàn.

        (6)Cuộc Thảm Sát Nam Kinh: Còn được biết Vụ Hãm Hiếp Ở Nam Kinh để chỉ đến biến cố bi thảm trong thời gian sáu tuần lễ sau khi Nhật chiếm đóng Nam Kinh ngày 9/12/1937, lúc đó là thủ đô của Cộng Hòa Trung Hoa do Tổng Thống Tưởng Giới Thạch lãnh đạo. Trong suốt giai đoạn này hàng trăm ngàn dân thường bị giết chết và khoảng từ 20.000 đến 80.000 phụ nữ bị lính Nhật thuộc quân đội đế quốc Nhật hãm hiếp.

        Vụ thảm sát này cho đến nay vẫn còn là vấn đề chính trị gây tranh biện khi nhiều khía cạnh của vấn đề bị tranh cãi bởi số người theo chủ trương xét lại lịch sử và người Nhật theo đường lối dân tộc chủ nghĩa, số này cho rằng vụ thảm sát bị cường điệu hay bịa đặt hoàn toàn với mục đích tuyên truyền.

        Như hậu quả của người Nhật theo đuổi tinh thần quốc gia dân tộc cố gắng phủ nhận hay hợp lý hóa tội ác, vụ thảm sát tiếp tục là vật chướng ngại trong quan hệ Trung - Nhật và cũng như quan hệ giữa Nhật và các nước khác trong vùng Châu Á- Thái bình Dương như Hàn Quốc và Phi Luật Tân.

        Tòa Án Quân Sự Quốc Tế Vùng Viễn Ðông ước lượng có 260.000 người dân bị giết chết. Giới chức Trung Hoa ước lượng có 300.000 người bị giết dựa trên lượng định của Tòa Án Tội Ác Chiến Tranh Nam Kinh. Các sử gia Nhật ước lượng con số thấp hơn, gần với khoảng 100.000 đến 200.000 người. 

Tháng 8/2013
Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện trích dẫn:









Giặc Phương Bắc
Kẻ Thù Truyền Kiếp Của Dân Tộc Việt Nam


Hai Bà Trưng báo thù chồng,
đáp ơn nước, quyết cỡi voi
đánh quân xâm lược phương Bắc.
Hai phụ nữ Việt can đảm bất khuất
làm giặc Tàu kinh khiếp ngàn đời.
Ảnh nguồn:
Bộ Sưu Tập Tranh Lịch Sử Việt Nam
 Thư Viện Tư Liệu Giáo Dục.

            Sự ngẫu nhiên của địa hình biên giới đã đặt quốc gia và dân tộc chúng ta ở ngay sát cạnh một nước khổng lồ về dân số và diện tích lãnh thổ. Cuộc sống lân cận này đã gây khó khăn trở ngại rất lớn cho Việt Nam trong suốt chiều dài lập quốc và kiến quốc.

              Cách nay hơn 2.000 năm, khi dân tộc chúng ta còn non trẻ và lãnh thổ nhỏ hẹp thì đã thường xuyên bị các triều đình chuyên chế phong kiến Trung Hoa tấn công, xâm lược, đô hộ, dự tính đồng hóa, xóa bỏ cuộc sống dân tộc ta với nhiều âm mưu tinh ranh, thâm hiểm, ác độc. (Thời kỳ Bắc Thuộc kéo dài từ năm 111 trước Công Nguyên – đến năm 939 sau Công Nguyên, tổng cộng hơn 1.000 năm).

              Họ bắt thanh niên trai tráng Việt lên rừng tìm ngà voi, xuống biển sâu mò ngọc trai cung phụng cho giai cấp quý tộc Trung Hoa đang đô hộ nước ta.

              Phụ nữ Việt thì bị giặc Tàu cưỡng ép phải lấy chồng Tàu nhằm xóa bỏ nòi giống dân tộc Việt.

              Chính sách cai trị dã man của giặc phương Bắc nhằm tận diệt các hoạt động của người Việt quyết chống đối để cứu quốc.

              Một ngàn năm đô hộ tàn bạo không lường của giặc Tàu khiến cho dân ta phải rên xiết, cùng cực khổ đau, nhục nhã với hờn vong quốc đeo nặng vào trong lòng của những người Việt ái quốc.

              Tuy nhiên trong suốt một ngàn năm thống trị bạo ngược trên đầu trên cổ dân ta, giặc Tàu cũng không thể ăn ngon ngủ yên vì phải thường xuyên đối phó vất vả với nhiều cuộc nổi dậy, tiến hành kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc chúng ta. Điều này thể hiện tinh thần cứu quốc để phục quốc bền bỉ trong lòng người dân Việt.

              Những cuộc quật khởi rất vẻ vang, kiên định của các anh hùng liệt nữ như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Thi Sách, Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (ông mất năm 791), Ngô Quyền…đã tô đậm sự tự hào cho nòi giống Việt quyết không hề khoanh tay, cúi đầu khuất phục giặc phương Bắc có lòng tham không đáy.

              Một ngàn năm giặc Tàu cai trị và quyết liệt đồng hóa nhưng không thành công chứng minh rằng dân tộc ta thông minh, tài giỏi và ý chí vùng dậy rất mãnh liệt để sống còn và phát triển cho đến hôm nay.

              Các sử kiện trung thực và quý báu này cho thấy giặc phương Bắc đã thua dân Việt chúng ta trong nỗ lực quyết chí đấu tranh để tồn tại.

              Sau thời kỳ u tối 1.000 năm lệ thuộc giặc phương Bắc, lúc sống trong thời kỳ độc lập tự chủ từ thế kỷ thứ 10 trở đi, dân tộc chúng ta cũng đã bao phen đánh bại các cuộc xâm lược của giặc phương Bắc khi họ muốn xây lại mộng bá quyền.

              Khi đế quốc Nguyên Mông đang trên đà lớn mạnh, họ đã đánh thắng nhiều cường quốc như Nga và ngay cả vương triều Tống của Trung Hoa, nhưng khi tiến xuống phía Nam để thôn tính Việt Nam thì đã bị dân ta ba lần đánh bại nhục nhã ê chề.

              Đất nước Trung Hoa rộng lớn đông dân, binh hùng tướng mạnh nhưng lại bị đánh chiếm và bị cai trị bởi một nước Mông Cổ nhỏ hơn, trong lúc đó Việt Nam vẫn giữ được trọn vẹn nền độc lập khi chiến thắng đạo binh Mông Cổ thiện chiến nhất thế giới vào thời đó, thế kỷ 13.

              So sánh điều này chứng tỏ dân Việt chúng ta có ý chí chiến đấu dũng cảm, mưu lược và tài giỏi hơn dân Trung Hoa.


Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
 và Đại Tướng Trần Quang Khải
 cùng ba quân
đánh đại bại quân xâm lược phương Bắc
 trong các trận thủy chiến lừng danh kim cổ
tại Bến Chương Dương, sông Bạch Đằng
 lưu tiếng thơm đến mãi ngàn năm sau.
Ảnh nguồn:
Bộ Sưu Tập Tranh Lịch Sử Việt Nam
 Thư Viện Tư Liệu Giáo Dục.


Trong Thời Hiện Đại

               Đầu thế kỷ 20, khi trên thế giới xuất hiện luồng tư tưởng của Chủ Nghĩa Marx, thì chẳng bao lâu sau do nhu cầu truyền bá để lôi kéo các nước chậm tiến hay nhược tiểu vào phong trào Cộng Sản, cho nên các Đảng Cộng Sản đã lần lượt được hình thành và hoạt động tại Trung Hoa và Việt Nam.

              Với nguyên tắc: “thế giới đại đồng” hay “bốn phương vô sản đều là anh em”…nên vào thời kỳ đầu, khi Cộng Sản Việt Nam chưa hoàn thành cuộc xâm lược thôn tính miền Nam, thì “tình đồng chí vô sản” giữa Trung Cộng và Việt Cộng vẫn chưa hé lộ bản chất tự nhiên đặc thù mà Chủ Thuyết Cộng Sản chủ quan ém nhẹm, đó là: quyền lợi mỗi đảng phái vẫn tồn tại bên trên quyền lợi Chủ Nghĩa Cộng Sản.

              Trong thực tế, Đảng Cộng Sản Trung Hoa khi mới được thành lập đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của Cộng Sản Liên Sô từ vật chất đến tư tưởng. Tuy nhiên một khi lớn mạnh, Trung Cộng muốn qua mặt đàn anh Liên Sô để nắm quyền lãnh đạo phong trào Cộng Sản thế giới. Họ đã noi theo đường cũ của cha ông họ từng làm, đó là tự cho mình là trung tâm của tinh hoa nhân loại (Trung Hoa), tương tự như các triều đại quân chủ chuyên chế hà khắc cách nay vài ngàn năm.

              Điều này cũng lộ rõ bản chất xưa cũ của giới lãnh đạo Trung Hoa, cho dù có khác nhau về thể chế chính trị, đó là mở rộng lãnh thổ, xâm chiếm các nước chung quanh buộc họ phải thần phục “thiên triều”, khinh thường các quốc gia chung quanh.

             Tháng 1/1974, trong khi chế độ Việt Nam Cộng Hòa từ vĩ tuyến 17 trở xuống đến Cà Mau đang chật vật đối phó với hàng loạt cuộc tấn công quân sự thô bạo trong chiến lược rốt ráo phải xâm lược thôn tính Miền Nam cho bằng được của Cộng Sản Việt Nam với sự chi viện vũ khí ồ ạt của cả Liên Sô và Trung Cộng, thì Trung Cộng bất ngờ tiến công đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền đã có ngàn đời của quốc gia và dân tộc Việt Nam.

              Khi Cộng Sản Việt Nam đã làm hết sức mình để hoàn thành ý nguyện của phong trào Cộng Sản quốc tế là xóa bỏ chính quyền Miền Nam hợp hiến, hợp pháp, được Liên Hiệp Quốc công nhận cũng như xóa bỏ đời sống tự do của người dân Miền Nam thì Trung Cộng tiếp tục thực thi chiến lược tham vọng bành trướng lãnh hải xuống phía Nam bằng cách cho hải quân tấn công vào một số đảo trên quần đảo Trường Sa vào tháng 3 năm 1988 với dụng mưu làm bàn đạp để sau này tiến chiếm toàn bộ Trường Sa như họ đã làm đối với Hoàng Sa.

               Trong trận hải chiến tháng 3 năm 1988, hải quân Cộng Sản Việt Nam đã bị hải quân Trung Cộng đánh bại. Và số đảo bị chiếm mất, đến nay Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn chưa thu hồi lại được cho đất nước và cho dân tộc chúng ta.

               Tình “đồng chí vô sản” chỉ là cái bánh vẽ to tướng, khi bánh vẽ phai màu không còn hấp dẫn được ai thì để lộ nguyên hình tham vọng của giặc phương Bắc nghìn năm xưa. Dân tộc ta giờ đây đang đối diện với kẻ thù truyền kiếp mà tổ tiên ta từng đối diện và đã quyết liệt đánh bại chúng.
          

TQ: Chiếc 929 đóng vai trò soái hạm
và hậu cần của phân đội Nam Hải trong CQ-88.
 (Hai câu trên là chú thích của phía Trung Cộng).
Ảnh nguồn: blog Mai Thanh Hải *

Chiến hạm của Trung Cộng tiến đánh đảo Gạc Ma
trong quần đảo Trường Sa vào tháng 3/1988
được chính quyền Cộng Sản Việt Nam gọi là chiến dịch CQ-88 **.


Gìn Giữ Sự Trọn Vẹn Lãnh Thổ Và Lãnh Hải
Của Quốc Gia Việt Nam

                Những dữ kiện về lịch sử xa xưa và các nghiên cứu về khoa học địa chất đã chứng tỏ không cần tranh cãi là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của nước Việt Nam.

                Bản đồ nước Việt chạy dài từ Bắc xuống Nam, khiến cho địa hình nước ta hẹp bề ngang nhưng lại nằm dọc bờ biển kéo dài, quanh co với nhiều vịnh biển, cù lao, hòn đảo và quần đảo ngoài xa rất tươi đẹp và lắm tài nguyên thiên nhiên.

                Với lợi thế duyên hải rộng lớn như thế, đất nước chúng ta rất cần phải có lực lượng hải quân hùng mạnh, trang bị chiến đấu hiện đại để trấn giữ và quyết tâm, quyết liệt đánh bại giặc phương Bắc muốn bành trướng xuống Biển Đông và giành chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta.

                Để triển khai sức mạnh của toàn dân tộc trong trận chiến trường kỳ gìn giữ quê hương giàu đẹp, người Việt cần có và phải có một thể chế chính trị tự do, dân chủ để thu hút mọi tài năng, khai thác mọi nguồn lực cống hiến cho đất nước của tất cả người dân Việt từ trong nước ra đến hải ngoại.

                Một thể chế chính trị dân chủ sẽ rất tôn trọng ý kiến dân, làm hết sức mình để bảo vệ đất nước không bị ngoại xâm cướp đoạt. Toàn dân hết lòng ủng hộ chính quyền dân cử trong hành động và chiến lược gìn giữ chủ quyền đất nước.

                Tổ tiên chúng ta từng nắm vững tình hình nội bộ giặc để triển khai chiến lược phòng thủ và tấn công để bảo vệ tổ quốc. Ngày nay, Trung Cộng không thể an tâm tiến chiếm Biển Đông một khi nội bộ bất ổn. Phong trào giành lại độc lập của người dân Tây Tạng. Phong trào đòi ly khai của vùng đất Tân Cương. Và mạnh mẽ nhất là làn sóng đòi được sống tự do, có nhân phẩm của đại đa số người dân Trung Hoa. Các yếu tố này một khi phát triển lớn mạnh sẽ làm thay đổi chính trường Trung Hoa.

               Trong tình hình Việt Nam, một chính quyền độc tài, độc đảng tôn thờ một chủ thuyết chính trị của ngoại bang thì rất kém khả năng để huy động sức mạnh toàn dân, bởi vì họ chỉ nghĩ đến chiếc ghế mà họ đang ngồi lãnh đạo, họ chỉ nghĩ đến quyền lợi đảng phái chứ không quan tâm đến quyền lợi dân tộc. Chỉ nghĩ đến “tình” “đồng chí” mà coi nhẹ tình đồng bào ruột thịt.

               Họ lo sợ người dân thể hiện lòng yêu nước sẽ gây hại đến quyền lãnh đạo của đảng họ. Khi thực hiện điều này, thể chế độc tài đã đồng lõa với giặc xâm lược cướp đi một phần lãnh hải của đất nước Việt Nam.

               Một chính quyền không cho người dân biểu hiện lòng yêu nước là mang tội với quốc dân và phải chịu sự trừng trị nặng nề của lịch sử và tòa án dân tộc. Một quốc hội có pháp quyền thực chất và một xã hội xây dựng trên nền tảng trọng pháp sẽ có quyền phế truất và bỏ tù bất kỳ viên chức cao cấp nào hay một đảng phái nào thông đồng với giặc ngoại xâm.

               Lê Chiêu Thống (1765 – 1793), một vị vua thời Lê mạt đã ham quyền chức, lưu luyến chiếc ngai vàng mà cố tình đón rước ngoại xâm phương Bắc vào giày xéo quê hương. Hiện nay, những kẻ tham quyền cho phe đảng mình, muốn đảng mình cầm quyền mãi mãi!!! Cho nên không dám làm mất lòng láng giềng phương Bắc nhưng cương quyết phụ lòng dân tộc thì cũng không khác gì hành vi đê hèn của Lê Chiêu Thống ngày trước.    

               Vượt lên trên những toan tính và hành động thấp hèn, ngu si này, mọi người Việt chúng ta bây giờ và sau này phải có trách nhiệm phục hồi lại chủ quuyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và đánh đuổi giặc phương Bắc ra khỏi Trường Sa.

               Thế hệ hôm nay chưa làm được phải truyền ước nguyện cao thượng này lại để thế hệ ngày mai quyết chí thu phục lại toàn bộ lãnh hải của chúng ta.

               Các thanh niên tuấn tú thông minh tài giỏi của dân tộc Việt phải cố tâm chú trọng học hành, tìm hiểu, nghiên cứu trong lĩnh vực hải quân của những cường quốc tiên tiến để xây dựng cho quốc gia Việt Nam những hạm đội hùng mạnh tối tân đủ khả năng đánh bại giặc phương Bắc tham lam lúc nào cũng muốn giành chiếm biển đảo của đất nước chúng ta.

         * Mời quý bạn đọc viếng thăm trang blog Mai Thanh Hải để coi thêm những tấm hình trận đánh Trường Sa tháng 3/1988 do phía Trung Cộng tung ra:

         ** Quý bạn cũng có thể đọc thêm các chi tiết về trận đánh tháng 3/1988 tại Trường Sa theo cái link của wiki chữ Việt:

Phạm Hoàng Tùng tháng 8/2012.







BẮC PHI NỔI DẬY LẬT ĐỔ ĐỘC TÀI
 
          Đế chế Sumer đã có từ 4.000 năm trước Công Nguyên ở Bắc Iraq ngày nay. Nếu tính sự hiện diện trong vai trò lễ nghi của các vị Quốc Vương còn sót lại cho tới hiện nay thì nền Quân Chủ từ tập quyền đến lập hiến đã tồn tại hơn 6.000 năm trong lịch sử thành văn của nhân loại.

          Đế quốc La Mã hình thành từ trước Công Nguyên một thời gian ngắn và tồn tại trong khoảng 1.500 năm sau khi bị phân hai.

          Đế quốc Cộng Sản độc tài của Liên Sô ra đời năm 1917 và bị tan rã năm 1991, chỉ kéo dài trong 74 năm, quá ngắn ngủi, mặc dù thói tính tàn bạo, độc quyền, đàn áp, nô lệ hóa các dân tộc khác còn cuồng bạo và tinh vi hơn đế quốc La Mã xưa kia.

          Chỉ so sánh về vũ khí hủy diệt, đế quốc Cộng Sản Liên Sô có vũ khi tối tân, tính chất sát thương cao gấp ngàn lần vũ khí của các Quân Đoàn La Mã.

          Điều này chỉ ra cho thấy rằng, ý thức con người vào cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 đã tiến bộ rất nhiều so với cách đây hai ngàn năm. Vì thế cho nên dù bị thống trị, đàn áp nặng nề, con người đã vùng lên đánh đổ chế độ Cộng Sản độc tài khi hệ thống này chưa tròn 80 tuổi.     

          Trong khi vào đầu thập niên 1990, phần lớn nhân loại trên hành tinh phấn chấn, hy vọng khi nghe và chứng kiến cảnh sụp đổ thảm hại, nhục nhã của đế quốc Cộng Sản độc tài rộng lớn và hung hiểm, bất nhân thì vào đầu năm 2011, thế giới chúng ta lại hò reo, nô nức đón tin từ vùng Bắc Phi, khi các dân tộc Ả Rập bao gồm Tunisia, Ai Cập, Lybia, Syria, Yemen, Bahrain đồng loạt vùng lên giành lại quyền sống, giành lại chén cơm, giành lại quyền tự do con người mà đã bị thành phần cai trị độc đoán dùng hệ thống cai trị bạo lực tước đoạt của họ trên 3 thập niên.    


           

LIBYA DƯỚI BÀN TAY THÉP DÍNH MÁU CỦA GADDAFI


           Ngày 1/9/1969, nhân lúc Vua Idris đang đi trị bịnh ở Thổ Nhĩ Kỳ, viên sĩ quan trẻ nhưng mang tham vọng quyền lực có tên Gaddafi thực hiện cuộc đảo chính không đổ máu, và từ 1969 đến 2011, Gaddafi sống trên đài danh vọng của một lãnh chúa quyền uy tột đỉnh ở vùng đất giàu dầu hỏa.

           Đảo chính để làm gì???

           Để canh tân quốc gia khỏi bàn tay phong kiến quân chủ của Quốc Vương Idris?

           Hay để thỏa mãn tham vọng cầm quyền của một người đàn ông khao khát quyền lực, nhất là khi quyền lực đẻ ra vô số quyền lợi. Đây là câu trả lời quá chính xác khi duyệt lại 42 năm cai trị của lãnh chúa Gaddafi.

          Trong khi cuộc chiến tại Lybia chưa kết thúc, nhưng phần thắng lợi đã hơi nghiêng về phía quân nổi dậy thì đài CNN có làm một cuộc điều tra cho thấy tài sản của nhà độc tài giấu đút ở ngân hàng của một số cường quốc lên đến khoảng 40 tỷ Mỹ Kim.

          Đây chính là thành quả của những kẻ độc tài. Áp đặt hệ thống cai trị độc đoán lên đầu nhân dân để chỉ một mình phe đảng, gia đình họ vơ vét, bòn rút tài nguyên quốc gia đổ vào trong túi tiền không đáy của họ.

          Nhìn vào tình hình ở Bắc Phi, như tại Ai Cập, Tunisia, và Lybia, cũng như trước đây ở các quốc gia Cộng Sản như Rumania, Albania, Liên Sô…hầu như kẻ tham quyền đều tham tiền, đúng ra là tham Mỹ Kim. Ngày nay trong nhóm tàn dư Xã Hội Chủ Nghĩa sau khi Liên Sô sụp đổ, có ai biết được họ giấu đút tài sản của quốc gia trong ngân hàng nước ngoài là bao nhiêu không??? Dân mà muốn biết tới coi chừng tù rục xương, vì muốn tìm hiểu “bí mật quốc gia”.

          Trong các thể chế độc tài, dù gia đình trị, hay đảng trị, hoặc một lãnh tụ độc tôn gần như muốn đóng vai trò “Thượng Đế”, thì ý nghĩa dân chủ, hoạt động dân chủ trở thành hình ảnh của ngôi biệt thự cổ kính ở Châu Âu mà dân nghèo cả đời đi chân đất không bao giờ dám mơ tưởng đến. Cho đến hết kiếp người của họ cũng không bao giờ thấy được dân chủ.

          Độc tài hung hăng như Gaddafi chỉ biết sợ một loại thuốc, và người dân Lybia can đảm đã chẩn đoán trúng bịnh tình của bạo chúa, cho nên họ sử dụng hai liều thuốc, đó là biểu tình đòi tự do, sau đó dùng liều thuộc nặng hơn là thuốc súng và thuốc đại bác để trị dứt căn bịnh độc tài của Gaddafi.

         Sự khiếp nhược nuôi dưỡng thể chế độc tài.

         Lòng can đảm của người dân sẽ giúp họ tự giải phóng khỏi kiếp sống nô lệ.

      

Tháng 10/2011, Gaddfi bị dân chúng nổi dậy đánh đập rồi bắn chết.
Tham lam ăn cắp tài sản quốc gia làm chi mà khi chết không có áo mặc.

Ảnh nguồn: Al Jazzeera, Reuters.

Nguồn tham khảo và dữ kiện trích từ:

Tháng 3/2012
Phạm Hoàng Tùng.






MIẾN ĐIỆN SAU THỜI GIAN LẠC LỐI 
TRONG RỪNG RẬM HOANG VU
NAY TRỞ VỀ VỚI CUỘC SỐNG TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI


             Miến Điện là một quốc gia có nền văn minh, văn hóa lâu đời như dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên trong cao trào của thực dân đế quốc da trắng khởi đầu từ thế kỷ 16, Miến cũng không thoát khỏi cuộc sống nô lệ mà dân ta từng phải gánh chịu dưới thời thuộc Pháp.
        
             Miến đã bị Anh Quốc cai trị từ năm1886 đến1948. Sau đó quốc gia này đã hưởng được thời kỳ dân chủ, cộng hòa ngắn ngủi từ năm 1948 đến năm 1962.

             Trong giai đoạn cả quốc gia nỗ lực đấu tranh giành lại độc lập từ tay đế quốc Anh, tên tuổi người anh hùng dân tộc Aung San (13/2/1915 – 19/7/1947) đã được trong và ngoài nước biết đến vì sự nghiệp hy sinh đóng góp cho đại cuộc tự do và tiến bộ của dân tộc Miến Điện.

             Thế nhưng từ năm 1962, Miến Điện đã bị đám mây đen quái ác đáng sợ che phủ hoàn toàn bầu trời đất nước, khi tham vọng những kẻ làm chính trị để vinh thân phì gia bắt đầu nổi dậy.

             Ngày 2/3/1962, viên Tướng mang tham vọng của thời xưa cổ là Ne Win tổ chức cuộc đảo chính để nắm quyền kiểm soát toàn bộ đất nước Miến Điện. Nhiều năm sau đó với bản chất nô lệ, Ne Win đã mò đường đi theo cái gọi là mô hình Xã Hội Chủ Nghĩa, mặc dù chỉ biết lờ mờ về lý thuyết qua bản văn dịch từ Nga Ngữ. Trên thực tế, không ai biết được Xã Hội Chủ Nghĩa là cái gì. Thực chất, mô hình này đáp ứng được lòng tham của Ne Win và phe đảng của ông ta, đó là được cai trị như một Quốc Vương.

             Miến Điện không có lối thoát, không có ánh sáng tương lai và nghèo khổ, nhục hèn, mất tự do từ đó.

             Quốc gia nào đi theo con đường độc tài Cộng sản hay độc tài quân sự đều thiết lập bộ máy công an trị mang thói tính bạo lực để trấn áp và tiêu diệt quyền tự do của người dân. Thế nhưng quyền tự do lại tồn tại và phát triển rực rở trong một thiểu số có quyền lực. Đây là chân lý của nền độc tài chuyên chính. Một hình thức phong kiến tập quyền của thế kỷ 20, sau khi Lenin thành công trong cuộc tranh đoạt quyền lực tại Liên Sô vào tháng 10 năm 1917.

             Người dân Miến Điện đã chứng tỏ lòng can đảm và yêu quê hương nồng nhiệt, họ không cúi đầu hãi sợ quyền lực của tập đoàn quân phiệt độc tài. Từ năm 1962, học sinh, sinh viên đã biểu tình chống đối lề thói cai trị chuyên chế của đám quân nhân tham quyền muốn làm vua chúa.

             Cuộc nổi dậy quật cường năm 1988 của dân tộc Miến Điện dù thất bại nhưng nó chứng tỏ cho giai cấp thống trị thấy rằng họ không thể tồn tại vĩnh viễn.

             Cuộc biểu tình quy mô gây chấn động công luận quốc tế của nhiều thành phần yêu nước từ nhà sư, giới trẻ, phụ nữ.. vào năm 2007 lại cho thấy chế độ độc tài quân sự đang sắp lung lay ngã nhào.

             Sức mạnh của cả một dân tộc phải chiến thắng một thiểu số cầm quyền gian trá và bất tài.

             Sau cùng thì trong năm 2011, chính quyền kaki Miến Điện phải chấp nhận thay đổi từng bước để tồn tại. Quốc gia Miến Điện uổng phí một thời gian dài 5 thập niên, đáng lẽ để xây dựng sự phú cường, chỉ vì tham vọng, vì sự u tối của giai tầng lãnh đạo, chỉ biết có họ và phe đảng. Cái giá quá đắt cho một dân tộc thông minh. Đây cũng là bài học cho những người làm chính trị, nếu thấy mình hèn nhược, ngu si thì không nên giành quyền lãnh đạo đất nước, bởi vì nó chỉ mang lại đại họa cho cả quốc gia.

            Lực lượng đấu tranh cho tự do dân chủ do Bà  Aung San Suu Kyi (sinh ngày 19/6/1945) lãnh đạo sau gần hai thập niên gian lao vất vả, nay đã bước ra ánh sáng vinh quang. Tuy nhiên con đường xây dựng lại cuộc sống cho dân tộc và quốc gia còn nhiều chông gai trước mặt.  

            Câu hỏi sau cùng là, chế độ độc tài từng bắt giam và cầm tù hàng ngàn người yêu nước, các viên Tướng tham vọng này lấy “quyền gì” để giam cầm, đọa đày họ? Thể chế độc tài phải công khai đưa ra lời xin lỗi và phục hồi danh dự, bồi thường thiệt hại về thể chất cho những người yêu nước chứ không thể phóng thích tù nhân chính trị trong tư thế một “kẻ ban ơn”. Tại sao kẻ làm hại nước lại giam cầm người yêu nước???

            Đồng thời những tội ác đáng sợ trong 5 thập niên cầm quyền, như làm cho quốc gia lạc hậu, dân tộc nghèo khổ, quyền con người bị thủ tiêu, nền dân chủ rơi xuống hỏa ngục, phải bị xét xử, trừng trị nghiêm minh, chứ không thể đổi mới hay giảm bớt đàn áp chính trị để chạy tội trước lịch sử dân tộc.

           Có vay thì phải phải có trả. Giết hại dân thì phải đền tội trước nhân dân. Đây là quy luật của cuộc sống.    
  
Nguồn tham khảo và dữ kiện trích từ:

Tháng 4/2012
Phạm Hoàng Tùng.
















        

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét