Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Ý Kiến Của Bạn Đọc Về HTNĐCN & Vụ Tử Hình Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều & Tòa Án Hình Sự Liên Bang Mỹ Truy Tố Việt Tân ?








Chí trai ôm ấp hoài bảo lớn
Vì non sông nước Việt
Yêu quý ngàn đời!!!
Phạm Hoàng Tùng năm 1993
tại Phnom Penh (Nam Vang)
Cam Bốt (Kampuchea).



     Khi toán tiền phương rời hải ngoại về vùng biên giới Thái-Lào, tôi đã gửi các anh một lá thư tỏ lòng ngưỡng mộ. Người trở v, từ bỏ đời sống dư thừa, vẫn biết tào khang là nghĩa nặng, nhưng tình sông núi vẫn là tình chung, đã làm sống lại cái hào khí dũng liệt của tiền nhân trong sự nghiệp cứu nước.

   Người quốc gia trở về kháng chiến không còn là một huyền thoại, đánh tan đi nỗi chán chường, niềm tuyệt vọng u uất bao trùm đoàn người lớp lớp ra đi vì bạo quyền, ngửa tay xin lòng nhân đạo của người để có chỗ dung thân. Nhưng rồi sự phân hóa trầm trọng đã đánh tan giấc mộng hồi hương của mọi người.

    Tôi đã viết trong Hồi Ký Một Đời Người về mấy năm đầu khởi sự cuộc "Trở Về" đầy hào hùng nhưng cũng nhiều khuyết điểm chí mạng. Đây không phải là lúc quy trách nhiệm về một cá nhân nào mà chỉ mong người đi sau học hỏi những nguyên nhân thất bại của người đi trước để tránh lỗi lầm, hầu gắng sức đưa cuộc tranh đấu đến thành công.

    Tôi đã chứng kiến buổi họp ngày 29/12/1984 ở Quận Cam (Little Saigon), nhiều cơ sở trưởng MT gục đầu khóc khi biết tin sự gẫy đổ vô phương cứu chữa ở thượng tầng lãnh đạo MT qua buổi họp cùng ngày, giờ ở San Jose

   Nay thì tôi đã nghẹn ngào khi đọc xong trang cuối Hành Trình Người Đi Cứu Nước, những trang tài liệu đẫm máu và nước mắt, có thể coi đó là những ngày lịch sử của những người dấn thân lên đường cũng như của cộng đồng người Việt ở hải ngoại nói chung, tôi thấy đau lòng, tủi nhục và tôi nghĩ nhiều người cũng sẽ có tâm trạng tương tự.

Phạm Ngọc Lũy, 88 tuổi, Virginia, Hoa Kỳ
Cựu Thuyền Trưởng tàu Trường Xuân
Cựu Chủ Tịch Phong Trào Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến Trung Ương.



       Tôi phải cám ơn tác giả Phạm Hoàng Tùng đã trung thực trình bày một giai đoạn lịch sử của những người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại đã từ bỏ đời sống ấm no, quyết tâm lên đường đi tìm tự do cho đồng bào và đất nước.

        Hồi Ký Kháng Chiến giải tỏa và chấm dứt nhiều thắc mắc về một người con Việt có tên là Hoàng Cơ Minh đã hy sinh tính mạng cho một mục tiêu cao cả.

        Tôi thường bênh vực anh Hoàng Cơ Minh vì tôi đã biết anh từ hồi biến cố 11/11/1960, và trong những cơ hội thăng trầm khác. Chúng tôi gặp nhau lại là 2 kẻ tị nạn ở Fairfax, Virginia, ngoại ô Hoa Thịnh Ðốn vào đầu hè 1976. Và từ đó đã liên lạc kết hợp lại một số anh em từng cùng tranh đấu từ hồi 1960.

        Nhưng nếu cần phê bình hay trách cứ anh thì phải nói tới việc anh đã vội vã tự ý quyết định về nhân sự đặt trọng tâm vào gia đình. Ðó chính là yếu tố đưa tới sự tan rã. Tôi là người đầu tiên cầm tay anh, xin lỗi anh, không thể tiếp tục với anh được, sau một đêm nằm ở nhà tôi trước khi anh lên đường qua Thái Lan vào trung tuần tháng 8/1981. Chúng tôi chảy nước mắt chia tay nhau, tôi nói thêm một câu "Ðệ Nhất Cộng Hòa sụp đổ cũng vì vậy.", và anh chỉ gật đầu im lặng lái chiếc Volkswagen về phía Long Beach

        Ðó là bài học, nhưng nó không thể hạ giá tinh thần và quyết tâm của con người Hoàng Cơ Minh. Tôi bênh vực anh, vì anh đã quên mình vì nước. Tôi bênh vực anh, vì anh có rất nhiều cơ hội bỏ cuộc, trở lại với vợ con, trở lại với đời sống đầy đủ, nhưng anh đã không làm như vậy.

        Cuốn Hồi Ký Kháng Chiến là một tác phẩm thấm thía vì người viết đã cùng kinh nghiệm, đã phải chứng kiến chiến hữu của mình, người thì tử trận, người thì bị địch bắt. Một lần nữa, xin cám ơn tác giả.

                              Trần Đức Thanh Phong, 79 tuổi, Little Saigon, Hoa Kỳ.



Trại tỵ nạn Sikhiu – Thái Lan – năm 1985.


     Trong sinh hoạt chính trị, đấu tranh của người Việt ở hải ngoại hơn 30 năm qua, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng VN (hay Kháng Chiến Hoàng Cơ Minh) là tập họp lớn nhất, gây hứng khởi nhất và cũng là thất bại lớn nhất, để lại nhiều bí mật nhất mà đến nay vẫn chưa được soi sáng.

    Một số người ở thượng tầng của tổ chức đã viết hồi ký, nhưng chỉ là những cái nhìn thiếu khách quan, thiếu thành thật, viết với mục đích tự biện minh, tự đề cao, hay đổ tội cho người khác, và che giấu sự thật.

   Trong những cuộc phỏng vấn do chúng tôi thực hiện gần đây với các nhân vật liên hệ ở mọi phía, những câu hỏi lớn nhất vẫn chưa được trả lời sáng tỏ, hay có “nhiều sự thật khác nhau”.

   Cuốn hồi ký “Hành Trình Người Đi Cứu Nước” của cựu kháng chiến quân Phạm Hoàng Tùng là một đóng góp rất có giá trị để soi sáng vào những bí mật của Mặt Trận, nhất là những hoạt động thật sự tại các “khu chiến” ở biên thùy Đông Dương. Người sống sót trở về này đã ghi lại những sự thật bi thảm và hào hùng của những con người đã quên thân mình vì lòng yêu nước thương dân, tham gia vào một cuộc kháng chiến không tưởng của những người lãnh đạo thiếu tầm vóc, nặng đầu óc phe cánh và mưu tìm tư lợi.

Nhà Báo Hng Phúc - Lê Hồng Long, Hoa Kỳ
Chương trình Thế Giới Ngày Nay Hệ Thống Truyền Thanh
& Truyền Hình Việt Nam Hải Ngoại Wa DC, Hoa Kỳ.


     Tôi đọc qua mục lục cun sách của ông Phạm Hoàng Tùng thy rt nhiu chi tiết thuc loại s liu, ngưi đi sau có th da vào đó đ tra cu khoảng thi gian MT làm cuc Đông Tiến chng lại cng sản. Tài liu v Niên Biu MT rt quý giá đi vi tôi, vì tôi hiu biết rt ít v MT cùng nhng hoạt đng.

   Thêm mt đim na, đến nay tôi mi biết anh (Đỗ Thông Minh) là mt trong nhng sáng lp viên MT, là mt nhà hoạt đng cách mạng rt đáng trân trọng. Hy vọng trong thi gian sôi bỏng hin nay và sp ti, anh cũng sẽ tìm ra mt con đưng nào đó đúng đn nht đ quang phục đt nưc. 

Nhà Văn - Nhà Báo Phạm Phong Dinh, Canada.



   Tôi công nhận đây là một công trình rất cần thiết cho công cuộc phục quốc sau này. Sau cái chết của ông Hoàng Cơ Minh, tất cả bị bưng bít không hiểu với mục đích gì... Tất cả phải được bạch hoá, phải cho đồng hương tị nạn hiểu rõ SỰ THẬT hầu lấy lại NIỀM TIN đã bị mất.

Ngũ Lang - Đài phát thanh Oklahoma, Hoa Kỳ.



Các Kháng Chiến Quân VN đang tuyên thệ trong chiến khu,
đầu thập niên 1980.



     Thiên hồi ký kháng chiến dầy hơn 900 trang tuy không phải là một tác phẩm đồ sộ nhưng cũng không thể xem là cuốn sách đơn sơ, kém giá trị. Mặc dầu mới chỉ được anh Đỗ Thông Minh gửi cho xem gần 300 trang vài chương bản thảo của thiên hồi ký rút gọn nhưng cũng đủ để tôi nhìn được rõ ràng toàn bộ diễn tiến sự thành hình Mặt Trận QGTNGPVN do cựu Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh lãnh đạo, và thật ngạc nhiên, về sự khai sinh của đảng Việt Tân đầy mờ ám, rất ít người biết đến, kể cả cán bộ đoàn viên Mặt Trận và đảng viên đảng Việt Tân.

   Đặc biệt mấy chương sách đã cho tôi hiểu rõ một cách tường tận, sâu xa hơn, thu nhặt được nhiều chi tiết cùng những câu trả lời về bao điều nghi vấn mà tôi đã ôm mang từ nhiều năm qua về số phận những kháng chiến quân đi theo ông Hoàng Cơ Minh về đất Thái lập chiến khu, thí thân làm cuộc Đông Tiến, bị địch tiêu diệt, âm vang hiu hắt đáng tủi buồn! 

    Biết thêm để lòng thắt quặn khổ đau, sôi bừng tiếc hận về những cái chết bi thương lẫm liệt, hùng tráng và cao cả của những anh em dấn thân trở về chiến đấu giành lại quê hương. Cũng như đau sót thương cảm cho những cái chết hẩm hiu đầy oan khiên tội nghiệp của 10 đoàn viên Mặt Trận mà tác giả ghi nhận được, bị ông Minh lạnh lùng sắt máu dành cho 10 bản án tử hình - không ai lý giải được hành vi tàn bạo, vô nhân, hiếu sát này - trong bước phôi thai kháng chiến. 

       Và cái chết đầy nghi vấn của cựu Trung Tá Lê Hồng, Tư Lệnh Lực Lượng Võ Trang Kháng Chiến, người lính Nhảy Dù mà tôi đã từng sát cánh ngày xưa trên những mặt trận lừng danh ở quê nhà. Cũng như sự biệt tích khó hiểu của anh Ngô Chí Dũng từ Nhật về tham gia Mặt Trận, hoàn toàn biệt vô âm tín sau ngày ông Minh chết. Người thanh niên tràn đầy nhiệt huyết và khả năng, nắm giữ quá nhiều, hiểu biết quá nhiều bí mật của Mặt Trận, của Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh đã chết hay còn sống, hiện ở đâu, không ai biết. 

   Tôi lại thêm một lần nặng mang cảm xúc bàng hoàng của 19 năm xưa khi cầm trong tay tấm ảnh thi hài Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh và tập tài liệu, đọc những trang Nhật Ký Hành Quân của KCQ Nguyễn Trọng Hùng, xem vài mảnh giấy nhỏ chưa bằng nửa bàn tay đóng con mộc đỏ huy hiệu Mặt Trận. Đó là những “Lệnh Tử Hình” không ký tên ai, trong đó có án hành quyết Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều, gọn gàng, khô, sắc, lạnh lùng, khiến tôi rúng động, ngơ ngẩn vì kinh hãi!

   Giờ đây Phạm Hoàng Tùng đã giúp tôi tìm ra được những câu trả lời, đón bắt được tất cả những điều anh muốn nói ra. Cái thông điệp đau thương bi phẫn của một người có lòng rất thành, có tâm rất thật dâng hiến cho đất nước khiến tôi xúc động bồi hồi... Tôi mang cùng tâm cảm với anh, cúi đầu tri ơn và ngưỡng phục những kháng chiến quân anh hùng, đã chiến đấu quả cảm với quyết tâm giành lại đất nước nhưng chiến đấu trong tuyệt vọng, bỏ thân nơi đầu rừng góc núi một cách cao cả và lẫm liệt. 

       Hồi ký nhắc đến vài tên tuổi những người còn sống đã ly khai Mặt Trận, hiện lẩn lút trốn tránh ở một nơi nào đó, hay tại một quốc gia nào đó vì không muốn chung mang số phận của anh Ngô Chí Dũng? Có người quá sợ vì bị theo đuổi, đe dọa, phải chạy trốn sang tận Đông Âu như anh Võ Tuấn, và sau này xin vào làm việc trong một cơ quan của Liên Hiệp Quốc để được sống yên trong bóng tối.

    Còn ông Hoàng Cơ Minh, trước đây và cho đến bây giờ, tôi vẫn cho rằng ông không xứng đáng với vai trò lãnh tụ mặt trận kháng chiến cứu nước. Nhưng cái chết của ông vẫn là một cái chết đáng ngưỡng phục. Phạm Hoàng Tùng đã rưới cho tôi tình cảm đó. Tôi hoe nước mắt khi biết đích xác ông tuẫn tiết qua lời kể của anh. 

       Tôi nghiêng mình kính phục cái chết của ông và chép miệng thở dài, tiếc cho ông không biết thương quý sinh mạng con người, nhất là những người ông gọi là “chiến hữu”, mà lại thi hành kỷ luật sắt máu quá độ, thẳng tay chu diệt họ tàn độc nhường ấy. Những người thanh niên yêu nước nồng nàn và dũng cảm đã chết dưới tay ông, hẩm hiu oan khuất…

   Tôi tin như anh Đỗ Thông Minh tin, tác phẩm này của Phạm Hoàng Tùng sẽ được đón nhận nồng nhiệt và tạo tiếng vang sâu rộng trong cộng đồng người Việt quan tâm đến tiền đồ đất nước. Tác phẩm là lời nói thẳng cho những người hiện đang lèo lái đảng Việt Tân cùng những tổ chức chính trị khác, rằng thôi đừng dối lừa, thủ đoạn nữa, nếu có thực tâm vì lý tưởng quốc gia, dân tộc.

   Phạm Hoàng Tùng viết trung thực bằng cả tấm lòng của anh. Tôi quý trọng sự chân thực này và cám ơn anh đã nói ra sự thật, đóng góp tư liệu cho lịch sử.  

Đào Vũ Anh Hùng, Dallas, Hoa Kỳ
Tác giả các bài báo gây chấn động:
Đường Dây Phục Quốc, Giữ Lửa, Vàng Rơi Không Tiếc.


     Một trong những tổ chức lớn nhất là Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nammà người hải ngoại thường gọi tắt là Mặt Trận Hoàng Cơ Minh. Đây là một tổ chức phát triển nhanh nhất, đáp ứng đúng lúc nỗi khát khao của người Việt đã phải liều lĩnh ra đi vì những đối xử khắc nghiệt của chế độ cộng sản. Nhưng kể từ lúc thành lập cho đến nay, tổ chức này vẫn là điều gây xôn xao dư luận với những điều bí ẩn mà rất nhiều người cho đến nay vẫn rất muốn biết và cần phải biết. 

   Nhưng có một điều không ai có thể phủ nhận được là Mặt Trận Hoàng Cơ Minh đã quy tụ được những con người khí phách và hào hùng. Họ đã có những cuộc giao chiến đầy hào hùng với quân đội CSVN. Đã có hàng trăm kháng chiến quân gục ngã trong các chiến dịch Đông Tiến. Hàng trăm người khác đã và đang bị giam cầm trong các nhà tù công sản sau khi bị bắt trong các cuộc xâm nhập trở về. Họ là những con người tiêu biểu cho ý chí quật cường của dân Việt trước quốc nạn cộng sản.

   Những gì của lịch sử cần phải trả lại cho lịch sử.  

Báo Việt Luận, Úc
Khởi đăng hầu như toàn bộ từ tháng 7/2006.








ANH HÙNG MẠT VẬN


Luận Anh Hùng


Thông thường trong văn chương Việt Nam người ta chỉ viết ca tụng các vị anh hùng đã khuất hay sáng tác bản nhạc về người anh hùng đã vĩnh viễn ra đi. Điển hình là nhạc sĩ Phạm Duy có sáng tác bản nhạc “Huyền Sử Ca Một Người Mang Tên Quốc” để ca tụng người hùng phi công Phạm Phú Quốc của Không Quân VNCH bị gãy cánh Đại Bàng trong một phi vụ Bắc Phạt vào ngày 19 tháng 4 năm 1965. Hay nhạc sĩ Nhật Trường viết bản “Người Ở Lại Charlie” để hoài niệm đến cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo là tiểu đoàn trưởng “Song Kiếm Trấn Ải” 11 Nhảy Dù của VNCH đã anh dũng hy sinh vào ngày 12 tháng 4 năm 1972. 

 Ngoài ra ít ai khen ngợi các anh hùng vẫn còn sống  mặc dầu rằng họ đang tranh đấu cho tự do, và nhân quyền của dân tộc Việt Nam. Ở đây ngoài ý nghĩ đề cập đến những anh hùng dân chủ ít nhiều được nhắc đến trên mặt báo chí Việt ngữ hải ngoại hiện nay như: LM Nguyễn Văn Lý, LS Nguyễn Văn Đài và LS Lê Thị Công Nhân v.v . Thậm chí nhạc sĩ Trúc Hồ đã làm một sáng tác mới có nhã ý ca ngợi Cô trên DVD Asia 56 là: “Những Thiên Thần Trong Bóng Tối”. 

Mà không ai nói đến một nhân vật cũng được coi là anh hùng “Vẫn còn trong bóng tối”, và được cộng đồng Người Việt Hải Ngoại (NVHN) quan tâm tới, anh ta hiện đang trong vòng lao lý của CSVN đã hơn 17 năm qua (từ năm 1990 - 2007 ???), một người đáng được nêu tên trong danh sách những người anh hùng dân chủ thời đại đấu tranh cho tự do của Việt Nam vào đầu thế kỷ 21, đó chính là cựu sĩ quan Nhảy Dù của QLVNCH một thời ngang dọc, người anh hùng “Vô danh và bị lãng quên” có tên là Đào Bá Kế.   

Đào Bá Kế, Anh là ai?   


Kháng Chiến Quân Đào Bá Kế 
Sau 20 Năm Bị Giam Cầm
Trong Nhà Tù Cộng Sản Việt Nam.

Thời gian trôi qua đã gần hai thập niên đến nay vẫn chưa có một website nào ở hải ngoại nói về nhân vật Đào Bá Kế. Không biết đây là một thiếu sót, hay ngẫu ý quên lãng của cộng đồng Người Việt Hải Ngoại (NVHN) dành cho những người Kháng Chiến Quân Việt Nam (KCQ VN) “ngã ngựa” qua sự lãnh đạo của MTQGTNGPVN ở biên giới Thái - Lào trong thập niên 1980?  Được biết anh Đào Bá Kế sinh năm 1952 và là người miền Nam (không rõ quê quán), tính đến năm 1975 thì anh mới được 23 tuổi. Anh xuất thân khoá 4/71 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, ra trường anh tình nguyện phục vụ binh chủng Nhảy Dù qua các tiểu đoàn 1 ND và 9 ND của QLVNCH. Cấp bậc sau cùng là Thiếu Úy. 

Cuộc đời tưởng như êm đềm, nào ngờ vận nước hưng vong vào ngày (30/4/1975), đã buộc anh cùng toàn thể các chiến sĩ VNCH anh hùng phải giã từ vũ khí một cách tủi nhục và đau lòng.  Khi không một người lính nào có chuẩn bị sẵn sàng trong cái thế chính trị mất nước và nhục nhã này. Đó cũng là một trong những lý do làm thôi thúc tâm hồn người trai trẻ mang tên Đào Bá Kế cho đến khi anh nghe tiếng gọi của non sông lúc còn sống trong trại tị nạn Sikhiu ở Thái Lan, anh tình nguyện tham gia Mặt Trận (MT) vào khu chiến tháng 12, năm 1984. 

Đây là lần thứ hai anh cam đảm dấn thân đi quang phục Việt Nam khi đất nước còn đang điêu linh. Sứ mệnh của người trai Việt vào cuối thế kỷ 20 vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ của tiền nhân trao phó? Anh là chỉ huy quyết đoàn trưởng của chiến dịch Đông Tiến III trong chuyến xâm nhập Việt Nam qua ngã biên giới Thái - Lào vào năm 1990 với hơn 30 KCQ.  Một nhân sự ít ỏi tương đương với một trung đội của quân đội VNCH thời trước, các anh thư hùng với một lực lượng hùng hậu của bộ đội CSVN đóng trên đất Lào. 

Cuối cùng thì anh và một số KCQ sa cơ bị bắt. Đảng CSVN kết án anh tù chung thân và giam cầm ở miền Bắc từ năm 1990 cho đến nay. Một bản án tiền định còn dài hơn tất cả các cựu tướng lãnh của VNCH nữa. Thật là kinh khủng và dã man của một chế độ độc tài và độc đảng đã dành cho người làm theo lệnh trên trao phó. Một người không bỏ đoàn ra đi khi hay biết toàn thể ban lãnh đạo MT đã bỏ mình trong chiến dịch Đông Tiến II ở Nam Lào vào cuối ngày 28 tháng 8 năm 1987.   

Người không quen biết


Trầm buồn trong im lặng vào một buổi sáng Chủ Nhật thả hồn theo dòng nhạc: “Người anh tôi không quen ơi, trên đường ….Nếu chợt nghe tim ấm giữa xa xôi. Gió mang ra biên khu, mến trao anh câu ca một đêm mưa ngoại ô. Xin tặng anh người trai vì dân. Nụ cười em gái yêu với tình thương như ánh xuân, mang theo anh nhé lúc hành quân”(Nhạc phẩm: Đêm Mưa Ngoại Ô).  Bản nhạc rất hay nhưng mang một nỗi buồn ra riết viết cho người lính VNCH một thời đi chinh chiến. Người em gái hậu phương vẫn không bao giờ quên ơn các anh ngày đêm ghìm tay súng bảo vệ xóm làng quê hương miền Nam yêu dấu. Đây cũng đủ nói lên lòng tri ân các anh, người trai khói lửa mà chính anh Đào Bá Kế là một trong muôn ngàn phần tử đã đóng góp cho chế độ VNCH được tồn tại hơn 20 năm (1954 - 1975).

Nếu như không đọc cuốn hồi ký kháng chiến “Hành Trình Người Đi Cứu Nước” của cựu KCQ VN Phạm Hoàng Tùng thì không bao giờ biết đến tên anh Đào Bá Kế. Cũng tình cờ qua lần đàm thoại với anh Lê Mậu Sức, là trưởng ban điều hành chương trình “Thương Người Phế Binh” của Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam (GĐMĐVN), anh có nhắc đến tên anh Đào Bá Kế và anh Trương Ngọc Ni (hy sinh trong chiến dịch Đông Tiến II, vào ngày 26 tháng 8, năm 1987), vì cả hai từng là cựu sĩ quan Nhảy Dù.  Anh Đào Bá Kế là người xa lạ, và không quen biết với người viết. Cũng chưa một lần gặp mặt hay nói chuyện bao giờ. Anh sinh trước một thập niên, một thập niên của những người trai Việt sinh lầm thế kỷ trong thời loạn ly. Nhưng cảm mến anh vì lòng cam đảm của một thế hệ làm trai dám nói và dám làm khi đi tranh đấu cho lý tưởng tự do của dân tộc Việt Nam.  

Và hậu quả đó, anh đã phải gánh chịu qua những năm tháng ngục tù đầy đọa của kẻ chiến thắng. Hậu phương của anh là ai? Cộng đồng Người Việt Hải Ngoại (NVHN) tranh đấu cho tự do và nhân quyền ở đâu? Ngay đến những tập thể cựu quân nhân QLVNCH và các chiến hữu cùng đơn vị xưa cũng không còn đoái hoài đến anh nữa? Họ là những người một thời gọi anh là “đồng đội”. Thế thái nhân tình ngày nay đã hỏng rồi. Tình cảm con người chỉ còn thể hiện qua vật chất mà thôi. Nhưng trong đó, vẫn còn thiểu số nhỏ ưu tư và quan tâm đến anh. Hy vọng anh giữ vững niềm tin và nghị lực để vượt qua những chuỗi ngày khổ hạnh gian lao.

Theo thư kể lại của cựu kháng chiến quân (KCQ) tham gia Mặt Trận (MT) thì anh Đào Bá Kế tính tình rất vui vẻ, xề xòa và có duyên kể chuyện tiếu lâm rất hay. Anh không câu nệ và nghiêm túc như nhiều cựu sĩ quan khác lúc còn ở khu chiến. Anh Kế cũng ăn mặc giản dị và có tính cách hòa đồng chất phát của một nông dân Việt Nam, anh thường hay mặc bộ bà ba đen thay vì quân phục dù như đã từng phục vụ trong binh chủng Nhảy Dù (ND) trước năm 1975, chứng tỏ anh cũng thức thời theo hoàn cảnh dấn thân lần thứ hai khi tham gia chiến dịch đi khôi phục Việt Nam. Hình ảnh đó mang ý nghĩa đẹp đẽ mà đến bây giờ vẫn còn lưu lại trong tâm khảm của vài cựu KCQ VN đã may mắn hơn anh.

Bông Hồng cho Người Ngã Ngựa 


Những diễn biến vào đầu thập niên 1990 cũng đánh dấu một khúc quanh quan trọng trong lịch sử thế giới. Nhiều nước trong khối Cộng Sản đã từ bỏ chủ nghĩa vô thần của Marx và Lenin để về với thế giới tự do. Họ canh tân cải cách đất nước theo khuynh hướng tư bản.  Riêng trong những tập thể của các cựu sĩ quan QLVNCH cũng thấy có sự “đổi đời” một cách nhiệm mầu.  Có mấy ai ngờ mình vừa về từ địa ngục “cải tạo” trần gian mà nay lại được đi định cư ở Hoa Kỳ theo diện H.O. Nhiều người còn ngợi ca quốc gia này là thiên đường trần thế khi mới landing in America.

Còn riêng anh Đào Bá Kế cũng là cựu sĩ quan của QLVNCH, vào thời điểm đó anh theo chiến dịch Đông Tiến III xuôi qua ngã biên giới Thái - Lào để về Việt Nam.  Người ta bỏ nước ra đi, thì anh lại muốn trở về.  Anh trở về vì lý tưởng tươi đẹp quang phục lại giang sơn gấm vóc. Năm 1990 đó, cũng là năm đen tối nhất trong đời người đi trong sương gió cho quê hương, có lẽ anh sẽ không bao giờ quên được ngày tháng bất hạnh này khi rơi vào tay CSVN.  Xin kính chào người anh hùng Đào Bá Kế và riêng tặng anh một bông hồng cho người ngã ngựa.  

Từ thập niên ấy đến nay cũng đã biết bao đổi thay trong những gia đình người Việt lưu vong ở hải ngoại nói chung, và gia đình cựu sĩ quan H.O nói riêng. Đời sống và công ăn việc làm của họ cũng dần dần ổn định.  Dân số thế hệ trẻ được sinh ra và tăng trưởng nhiều ở xứ người. 

Nhớ ngày nào vài ông H.O nói rằng: “Đến khi nào mình mới được như người đi trước”?  Thế mà ngày nay nhiều gia đình H.O đã có cơ sở làm ăn thịnh vượng.  Con cái đỗ đạt thành tài. Có được như vậy cũng phải nói câu: “Thank you the freedom countries”.  Những quốc gia tái định cư đã cho ta đạt được giấc mộng vàng và ở mỹ gọi là “American Dream”.  Hay cơ hội làm người tự do mà thực chất là không bao giờ thấy được ở Việt Nam trong một chế độ CS trị vì đất nước hiện nay. Đảng CSVN có đầu óc “kỳ thị” những người chiến bại cùng màu da và tiếng nói với họ còn hơn là dân tộc ngoại quốc nữa. Thế mới có câu: “Con vua thì vẫn làm vua, mà con thầy chùa vẫn quét lá đa”. Thật là phong kiến và hủ lậu trong bất cứ chế độ nào ở các nước nhược tiểu!

Còn phần anh Đào Bá Kế đã hơn 17 năm sống trong tù tội giam cầm ở miền Bắc, cơm ăn không đủ no và áo không đủ mặc, tinh thần và thể xác bị suy sụp vì không một tổ chức nhân quyền nào cam thiệp đến?  Không một tập thể cựu quân nhân nào muốn giúp anh? Họ cho rằng anh tham gia MT thì để đảng Viêt Tân lo cho anh. Nhưng hành động đi cứu nước là nhiệm vụ chung của tất cả con dân Việt Nam chân chính, không phải là trách nhiệm của riêng anh? 

Nực cười thay cho vài tổ chức tự cho mình là chính nghĩa, sau mỗi lần “hội nghị” đều có tiết mục đánh chén với sự góp mặt tham dự đầy đủ của nhiều em “XO Cognac” bốc lửa cỡ đào Pamela Anderson, hay nhẹ đ hơn là mấy em cẳng dài  “Heineken” khiêu gợi kiểu Paris Hilton, hạng trung bình vừa tiền cũng phải là mấy em sexy “Courvoisier, Hennessy và Remi Martin VSOP”, ngọt mọng môi đào Angelina Jolie, hay hấp dẫn làn da bánh mật của siêu người mẫu Tyra Bank. Khi xỉn xong có đấng còn cho chó ăn chè.  H lãng phí tiền quyên góp được, thay vì thực tâm giúp đỡ các đoàn viên hoạn nạn đã một lần xả thân cho đại cuộc cứu nước. Tinh thần vô trách nhiệm qua bài ca con cá sống vì nước là thượng sách: “Xin cho anh làm người …hèn alone một mình”!

Tình Người dưới Cánh Thiên Thần

Chúng ta không mong đợi “lòng từ bi” từ tổ chức Nhân Quyền Quốc Tế sẽ tranh đấu cho anh Kế như trường hợp ông Võ Đại Tôn hay anh Lý Tống. Vì các vị này đều có quốc tịch Úc và Hoa Kỳ. Nếu thực tâm với thiện chí yểm trợ cho anh Kế thì phát động chính phải tự tình người của ta giúp phe ta. Mà Gia Đình Mũ Đỏ Viêt Nam (GĐMĐVN) cần ra sức “Cố Gắng” đứng ra yểm trợ cho anh Kế. Binh chủng Nhảy Dù có truyền thống là: “Không bỏ rơi đồng đội mình”.  Trong chiến trận cũng có lệnh khi cần phải di tản chiến thuật: “Chết bỏ lại, sống mang theo”. 

Vậy chúng ta hãy cùng bắt tay nhau để thể hiện tình huynh đệ chí binh. Đợt ra quân đầu tiên xin hãy cứu người đồng đội của mình, chính là chiến hữu Đào Bá Kế đã hơn 17 năm dài “cải tạo” và còn tại tù, là quá đủ cho một đời người chỉ là cựu Thiếu Úy Nhảy Dù của QLVNCH. Chính bản thân anh có lẽ cũng ước nguyện một lần trong đời được làm cơn bão nhỏ nhoi gầm vang sấm sét trên vòm trời Việt Nam. Mơ ngày thanh bình tự do dân chủ và nhân quyền sẽ về trên quê hương yêu dấu, không chút tham vọng chính trị hão huyền. 

Với niềm tin trong việc yểm trợ cho tinh thần Đào Bá Kế hiện thực trước mặt qua câu châm ngôn: “You’ve got to believe”. Ngày vinh quang của anh ắt hẳn sẽ đến. Hy vọng anh sẽ được đi định cư ở Hoa Kỳ theo diện nhân đạo nếu tập thể NVHN tự do đồng lòng đứng lên góp phần tranh đấu cho anh thoát khỏi ách ngục tù. Hết cơn bỉ cực tới thời thái lai. Đó mới chính là tình đồng đội sống chết có nhau để phát huy tinh thần của QLVNCH ngõ hầu cho thế hệ trẻ trưởng thành ở hải ngoại lấy đó làm “kim chỉ nam” mà noi theo. 

Trong tâm tình Team Work đó, thành ngữ tiếng Anh có câu: “The best minute you spend is the one you care for someone else”,  (Việc làm ý nghĩa nhất khi ta đi phục vụ cho tha nhân). Xin đừng bàng quang thụ động khi thấy người bạn chiến hữu mình đang chơi vơi bên bờ vực thẳm, mong mỏi ta cứu giúp hàng ngày. Xin hãy gióng lên tiếng nói thực tâm thể hiện bằng hành động hay tài chánh để yểm trợ cho anh Đào Bá Kế. Quý vị đồng hương có thể liên lạc trực tiếp về anh Lê Mậu Sức là trưởng ban điều hành chương trình “Thương Người Phế Binh” của Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam (GĐMĐVN) trên Website: www.nhayduvn.com hay www.cdvnokc.org/hd/gdmd, ở tiểu bang Oklahoma, USA.

Gió heo may mùa thu lành lạnh lại thổi về trên miền Đông Bắc Mỹ, bay phất phới trong gió hòa theo làn cánh lá vàng rơi xào xạc có lá cờ POW - MIA, (Tù Binh Chiến Tranh - Mất Tích), đang treo trên cột sân nhà của một gia đình người mỹ với hàng chữ: “You are not forgotten”, (Không bị lãng quên), làm ta liên tưởng tới anh Kế và dòng nhạc chạy sâu đậm trong tâm trí: “Vui đời trai phong sương, vai gánh nặng tình non sông bước chân miệt mài. Dù núi biếc sông dài. Dù trời cao đất lạ, đừng buồn nghe anh”(Nhạc phẩm: Vườn Tao Ngộ).
 
Ngó lại ngọn cờ bay cao trên bầu trời với nền vải mầu đen và hình người tù binh mỹ trong khung viền tròn mầu trắng, anh đứng lặng yên cúi mặt bên hàng rào kẽm gai, dưới chân chòi gác của trại tù. Ta nhớ hình như lá cờ này đã bao lâu nay vẫn treo ở đây. Rồi thì mùa đông buốt giá sắp đến trong thành phố định cư của đời người lưu vong. Một mùa xuân vui trước thềm năm mới nối tiếp theo ngày tháng trôi. Hy vọng vào tương lai tươi đẹp sẽ về lại trên quê hương Việt Nam thân yêu. Xin nguyện cầu chúc bình an luôn mãi đến với anh. Hào kiệt tên Đào Bá Kế. 
 

Hãy Đợi Anh Về


     Tạ tình em, anh lên đường cứu nước
     Ngày anh đi, cỏ cây nghiêng lá
     Ước nguyện thề hào khí chí Kinh Kha
     Tất không đạt chiến thắng, hóa thành nhân

     Hãy đợi anh về nghe em nhé!
     Cùng nhau ta xây dân chủ ấm vòm tự do
     Cất bước rong chơi mạn xóm làng
     Mơ ngày thanh bình đất rộn nở hoa

     Hãy đợi anh về nghe em nhé!
     Đốm lửa quê người sao xuyến quá
     Cô đơn mòn mỏi tháng năm dài
     Mơ hình bóng nhỏ quyện trong trăng

     Xin đừng đợi anh về nghe hỡi em!
     Bởi vì anh sẽ không về …
     Đường dài biên giới ngăn cách trở
     Anh ôm hoài bão, hẹn em lại kiếp sau!

                                   

Kính tặng anh Lê Mậu Sức và anh Phạm Hoàng Tùng trong tâm tình lý tưởng phục vụ tha nhân. Xin một bông hồng cho những Anh Hùng Mạt Vận mãi bị đời lãng quên.

DD-2ND G
Pennsylvania, Mùa Thu 2007. 



















Xin lưu ý: Bài viết trên của tác giả vào năm 2007, và thời gian đăng vào blog đầu năm 2012, lúc mà chúng tôi chưa có được thông tin về anh Đào Bá Kế đã ra tù.

Cho đến tháng 8/2012, một bạn đọc blog ở Cần Thơ đã bình luận bên dưới bài viết và cho số điện thoại của anh Kế nên Phạm Hoàng Tùng chúng tôi mới biết được anh Kế đã ra tù và tạm trú tại Cần Thơ.

Dưới đây là vài thông tin về anh Kế mà Phạm Hoàng Tùng chúng tôi biết sau cuộc nói chuyện hỏi thăm anh vào giữa tháng 8/2012:

Số điện thoại:  841686978279.







Bài Thơ
Kháng Chiến Quân
Cơm chan giọt lá mưa rừng
Ôm cơn sốt rét run từng thớ xương
Đêm canh vai áo thấm sương
Mắt soi đêm tối nhớ thương quê nhà
Lạnh ư? Gai ốc thịt da
Lòng sôi một nỗi thiết tha ngày về
Nghĩa quân khu chiến gươm thề
Mặt Trận “Đông tiến” sá hề hiểm nguy
Hi sinh vì nước kể chi
Nghìn thu trang sử còn ghi tên người.

NTH (Nguyễn Thanh Hoàng, Toronto)








NGƯỜI Y SĨ KCQ VIỆT NAM


LTG: Thắp nén hương lòng tưởng nhớ người trí thức, BS Nguyễn Hữu Nhiều, một người không quen biết, hay cùng trại tị nạn hoặc là chiến hữu…

Sáng sớm đến sở làm thì nhận được e-mail của anh Phạm Hoàng Tùng (PHT), tác giả cuốn hồi ký kháng chiến:  "Hành Trình Người Đi Cứu Nước",  anh nhắn là vào website: “ttnbg.blogger.com” để xem chân dung của Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều được đăng trên mạng như đã nói qua trong hồi ký của anh. Ngày nhận được e-mail rơi trùng vào Thứ Sáu ngày 29, tháng 2 năm 2008. Không biết đây là ngày vui hay là ngày buồn?  Vì năm nay là Năm Nhuận chỉ đến mỗi chu kỳ 4 năm một lần.

Sài Gòn Nhỏ, tuần báo phát hành ở Nam California có đăng bài viết của một luật sư (có lẽ tên là Hùng, không nhớ họ) ở Texas, USA vào năm 2000? Ông ta lên tiếng đả kích Đảng Việt Tân đã bưng bít che dấu sự thật hơn 13 năm (1987 - 2000) về cái chết của ông Hoàng Cơ Minh và ban lãnh đạo Mặt Trận đã bỏ mình trong chiến dịch Đông Tiến II vào những ngày cuối tháng 8 năm 1987. Bài viết được đăng hai hay ba kỳ phát hành. Nội dung nói rõ chi tiết ẩn khúc theo lời tường thuật của vài cựu kháng chiến quân đã vượt thoát ra hải ngoại.

Trong bài viết của ông có đề cập đến cái chết bí mật của Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều,đoạn văn ngắn gọn “shock” người như sau:  "Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều, vị bác sĩ duy nhất của Mặt Trận Hoàng Cơ Minh (MT HCM) bị tử hình ở khu chiến"! Vị luật sư này không nêu ra lý do và giải thích trong bài viết của ông. Người đọc lúc đó có nhiều suy nghĩ và thắc mắc là tại sao lại xảy ra sự việc đau thương đến cho một vị trí thức đã tình nguyện dấn thân gia nhập mặt trận từ trại tị nạn Dongrek Camp, Thái Lan vào đầu năm 1985?

Vào thời điểm bài viết của vị luật sư được đăng trên mặt báo Việt Ngữ ở hải ngoại, có rất nhiều độc giả và đồng hương đóng góp yểm trợ tài chánh cho MT còn quan tâm đến hiện tình đất nước, muốn tìm hiểu sự thực về MT HCM và số phận của những KCQ VN bấy giờ ra sao? Chẳng ai được biết và cũng chẳng có bài viết nào nói về họ. Tin tức lu mờ chôn theo giòng thời gian, ngay cả ở những quốc gia tự do bậc nhất về mặt báo chí như Hoa Kỳ, Gia Nã Đại hay Úc Đại Lợi.

Sự thật bí mật về MT HCM có lẽ được phơi bày phần nào trong cuốn hồi ký kháng chiến của tác giả PHT(cựu KCQ VN) được xuất bản vào cuối năm 2006. Trong cuốn hồi ký này độc giả được biết thêm chi tiết liên quan đến số phận và cái chết hẩm hiu của BS Nguyễn Hữu Nhiều. 

Anh PHT tường thuật thời gian huy hoàng của BS Nhiều lúc mới gia nhập mặt trận, lẫn tháng ngày bị thất sủng. Ông để lộ vẻ bất mãn đến ban lãnh đạo MT và tìm đường chạy trốn với hy vọng trở lại trại tị nạn biên giới. Nơi đó không biết người vợ và các con của ông có còn lưu trú nữa không? Hay là đã lên đường đi định cư ở một đệ tam quốc gia và làm lại cuộc đời mới không có ông trong đời?

Cũng có lẽ MT hứa hẹn với BS Nhiều là sẽ cất nhắc ông vào chức vụ Bộ Trưởng bộ Y Tế của chính phủ Việt Nam do ông Hoàng Cơ Minh lãnh đạo sau này? Nếu như đất nước giành lại được từ tay người CSVN? Đâu có người trí thức nào đến được trại tị nạn cùng với vợ con mà lại đi trở vào rừng rú không có hứa hẹn ngày mai? Tương lai của người bác sĩ y khoa là đến những quốc gia tự do và lấy lại bằng cấp đi làm cho nhà thương thêm vài năm và mở một phòng mạch khám bịnh sau này. Đời sống tuy không phong vương giàu có nhưng cũng đủ để liệt vào giai cấp middle class ở xứ người. Đời người sung sướng bên vợ đẹp và con khôn? Ai nào ngờ lại rơi vào tình trạng bi thảm như vậy?

Cho nên có mấy cựu sĩ quan cấp lớn của QLVNCH hay các bậc trí thức khác khi đến được trại tị nạn trong thập niên 1980 lại đi tham gia kháng chiến. Vì đi kháng chiến phải chịu khổ và nhiều hy sinh. Chỉ có người trí thức duy nhất, BS Nguyễn Hữu Nhiều là khác biệt với các người cùng giai cấp, ông không màng vinh hoa phú quý đang chờ đợi ông ở ngưỡng của chân trời mới. Một viên ngọc quý đáng lẽ phải được trọng dụng đúng vị thế, mới hữu sự? Ai lại trở thành người gác rừng? Rồi mang ra tử hình để làm gương cho những KCQ khác nếu ai còn có ý đồ bỏ trốn khỏi khu chiến?
Rời Dongrek, Anh ra đi vì lý tưởng
                    Tìm về lại Dongrek, sao thật xa xôi ?

Từ ngày ông bị giết chết nơi rừng thiêng nước độc ở biên thùy Thái Lào, địa danh không rõ ràng, không một nấm mồ hay chứng tích có thể tìm kiếm dễ dàng được, đến nay chắc cũng đã hơn 23 năm rồi. Không biết vợ con của ông có bao giờ có ý nghĩ đi tìm hài cốt của ông không? Những người con của ông giờ đã khôn lớn và thành tài? Có lẽ họ sẽ không tìm được tất cả xương cốt của người thân mình. Nhưng ít ra họ có thể làm vong linh người cha quá cố được siêu thoát và an nghỉ ngàn thu dưới suối vàng. Nếu có thành ý như vậy thì hay biết mấy?

Nhân bài viết đây, xin thắp nén hương lòng cầu cho tâm linh của vị bác sĩ KCQ VN duy nhất (xin miễn đề cao MT) về cõi vĩnh hằng hay nước trời. Cũng dâng lời cầu nguyện đến tất cả các KCQ VN bất hạnh đã “Vị quốc vong thân” (không được truy điệu bởi MT), nay không một ai còn nhắc nhở tới trong lịch sử cận đại sau năm 1975?

Hình dung trong giấc mơ, vong hồn BS Nguyễn Hữu Nhiều trổi dậy và tìm về lại trại tị nạn Dongrek Camp cho dù trại đã đóng cửa lâu rồi. Nghe văng vẳng trong làn gió rừng ngút ngàn có tiếng oan hồn ai oán hát một bản nhạc tiếc thương với cung trầm buồn tỉ tê đứt đoạn không hoàn nguyên văn lời (*), giống như hình hài của ông vậy… 
Ánh đèn vàng hiu hắt
       Khói trầm hương ngây ngất
                      Anh nằm đó sao không cười không nói!

            Anh ra đi như mây bay trên trời
          Đời này đầy những thương đau
      Anh ra đi bến phương nào …
   Và nơi đó biết anh nghĩ gì?
                                                                (ghi theo trí nhớ *)


  Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều,
                  chú thích của Phạm Hoàng Tùng.                   



DD-2nd G 
USA.

  


      Ý KIẾN
TRONG BUỔI RA MẮT SÁCH
 TẠI SACRAMENTO
 Tòa Án Hình Sự Liên Bang Mỹ 
Truy Tố Việt Tân ?

 Sacramento -  Sau khi ra mắt tại San Jose, học giả Đỗ Thông Minh, người đại diện cho ông Phạm Hoàng Tùng phát hành cuốn sách Hành Trình Người Đi Cứu Nước đã đến tổ chức ra mắt tại nhà hàng TNB ở Sacramento vào chiều hôm qua, Chủ Nhật ngày 1 tháng 10 năm 2006.
Buổi ra mắt do đài phát thanh VOVN tổ chức, qui tụ khoảng vài chục người, không thấy có bóng dáng của một cán bộ nào của Việt Tân cũng như cựu đoàn viên Măt Trận (tại Sacramento rất nhiều vì lúc đó ông Liễu ở Sacramento) từng theo ông Phạm Văn Liễu tham dự, chỉ có một cán bộ duy nhất của Việt Tân tại Stockton là ông Nguyễn Viết Nhân, người đứng tên cùng trong nhóm Việt Tân ly khai (thiệt hay giả không biết được!).
Ngoài những hình ảnh kháng chiến của ông Hoàng Cơ Minh, những hình ảnh về các tổ chức chống cộng, cũng như hình ảnh về ông Võ Đại Tôn bị bắt và ra tòa tại Việt Nam cũng được trình chiếu cho cử tọa xem trước khi phần nói chuyện của các diễn giả gồm cựu Đại tá Vũ Văn Lộc, Tiến sĩ Đỗ Hùng và Học giả Đỗ Thông Minh.
Dù cử tọa không được đông mấy nhưng mọi người cũng đã được xem và được nghe những điều trung thực do các diễn giả kể lại làm cho nhiều người xót xa.
Sự việc đã sai đường ngay từ lúc đầu khi ông Phạm Văn Liễu tố cáo tổ chức kháng chiến của Mặt Trận là một tổ chức gia đình trị (mọi tiền bạc đều do ông Hoàng Cơ Định nắm giữ), vả lại, ông Hoàng Cơ Minh là tướng của biển cả thì làm sao hoạt động hữu hiệu trên các rừng núi khắc nghiệt và không biết lúc đó ông Liễu có biết là anh em ông Hoàng Cơ Minh đã âm thầm lập ra Đảng Việt Tân hay chưa, nhưng trong tài liệu buổi ra mắt của Việt Tân được chiếu tại Sacramento thì không có tên ông Phạm Văn Liễu trong đó, dù là khi thành lập Việt Tân, ông Liễu vẫn còn là Tổng Vụ trưởng Tổng vụ hải ngại.
Phần nói chuyện của học giả Đỗ Thông Minh dài hơn 1 tiếng đồng hồ, ông Đỗ Thông Minh đã kể lại một cách mạch lạc cho mọi người cùng nghe về những ý tưởng ban đầu thành lập tổ chức kháng chiến ở bên Nhật, cho tới khi thành hình Măt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (bây giờ là Việt Tân) do ông Hoàng Cơ Minh Lãnh đạo cho đến khi ông phải cay đắng rời khỏi Măt Trận.
Cử tọa tham dự cũng được hỏi trực tiếp tác giả Phạm Hoàng Tùng qua đường giây điện thoại viễn liên từ Cam Bốt, khi trả lời câu hỏi là Việt Tân có lo gì cho ông Tùng không thì ông Tùng nói là những người lãnh đạo Việt Tân hiện nay đã phủi tay và trả lời với ông một cách phủ phàng là họ không giúp gì được cho ông Tùng đến Mỹ.
Khi vừa nghe xong một vài câu hỏi thì tôi phải qua lấy tin bên Đại Nhạc Hội do Chùa Viên Chiếu tổ chức nên không được nghe tiếp những đoạn sau.
Cách đây vài tháng, trong buổi nói chuyện của 2 nhân vật trong Trung Ương Đảng Việt Tân là cô Đặng Thanh Chi và Bác sĩ Đặng Vũ Chấn, trong lúc nói chuyện, Bác sĩ Đặng Vũ Chấn có nói rằng Việt Cộng rất điếm đàng xảo quyệt, thành thử Việt Tân phải dùng cách siêu Xảo Quyệt để đánh mấy thằng Việt Cộng hầu chiếm chính quyền, nhưng chưa thấy Việt Tân xảo quyệt như thế nào đối với việt Cộng mà họ đã Xảo Quyệt với đồng đội của họ, với đồng hương của chúng ta trong hơn hai chục năm qua.
Dựa vào những tình tiết ghi lại trong sách, thân nhân của những nạn nhân có quyền kiện những người lãnh đạo của Việt Tân hiện nay ra trước tòa hình sự của Liên bang Hoa Kỳ để trả lời về những cái chết bí ẩn trong đó có Bác sĩ Nguyễn Hữu Nhiều mà theo ông Đỗ Thông Minh kể lại từ cuốn sách cho cử tọa có cái cảm nghĩ là đã bị thủ tiêu, những người lãnh đạo của Việt Tân hiện nay phải có liên can tới, đây là cách đưa ông Phạm Hoàng Tùng từ Cam Bốt qua Mỹ làm nhân chứng, là cách tốt nhất giúp ông ta qua Mỹ.
Nếu quí vị muốn tìm hiểu cặn kẻ thì nên tìm mua quyển sách này, trọn bộ 2 cuốn. 
(Châu Ngọc Thủy)-- 
VOVN Radio 1430 AM, Sacramento, California
6450 Lemon Hill Ave.,
Sacramento, CA 95824
Tel. 916-519-5934
Fax 916-395-0250
Website: Http://www.VOVNRadio.org 
Email: VOVNRadio@gmail.com
            

       
   
            NGƯỜI Ở LẠI SARAVAN


DD-2ndG
LTG: Viết ở một góc cạnh hạn hẹp hiểu biết của người ngoài cuộc, xin các cựu KCQ còn nhân tính bổ túc chi tiết dữ kiện chính xác và trung thực ngõ hầu góp phần làm sử liệu cho thế hệ trẻ VN Tự Do mai sau…

Âm Nhạc và Người Lính







Mùa quốc hận năm nay ở hải ngoại không thấy mấy hội đoàn địa phương tổ chức hay báo chí rầm rộ đăng bài tưởng niệm như nhiều năm trước? Có lẽ chẳng còn gì để viết hay là nhiều người đã quên... Nhưng ơ kìa, lại có tiết mục nóng hổi sau tháng Tư đen trôi qua, vài tuần báo địa phương đăng bài tường thuật của khán giả phân tích và nhận định về tác phẩm nghệ thuật âm nhạc DVD 58 của trung tâm Asia với chủ đề “Lá Thư Từ Chiến Trường” nhân ngày kỷ niệm 30 tháng 4.  Ôi sao trung tâm nghệ thuật này hay quá!  Tưởng rằng kỷ niệm đau thương đã tắt lịm thì được sống lại thêm một lần nữa cho dù là lần cuối… Xin một tràng pháo tay cho trung tâm Asia Entertainment đã nỗ lực thực hiện tác phẩm: “Lá Thư Từ Chiến Trường” với mục đích tri ân người chiến sĩ QLVNCH, dù chiến cuộc đã tàn phai hơn 33 năm qua …

Nói về bút ký chiến trường và các bài viết về giờ thứ 25 vào ngày cuối cùng của chế độ VNCH thì nhiều lắm. Nhiều cựu quân nhân QLVNCH thuộc đủ mọi binh chủng, lúc xưa thì cầm súng chiến đấu, nay bỗng nhiên trở thành người viết chiến sử  “sáng chói” trong ngành báo chí Việt ngữ ở hải ngoại. Nếu phải đếm số lượng tác giả và tác phẩm thì không xuể, họ tường thuật những trận đánh, viết về thế hệ làm trai, đồng đội đã hy sinh trong cuộc chiến và ngay chính cá nhân họ nữa.
               
Còn DVD ca nhạc nghệ thuật có phẩm lượng ca ngợi người lính VNCH thì trung tâm Asia có nhiều tác phẩm như: “Những Tình Khúc Thời Chinh Chiến”, “Trần Thiện Thanh, Tình Yêu - Cuộc Đời & Sự Nghiệp”, và mới nhất là “Lá Thư Từ Chiến Trường”. Mỗi tác phẩm DVD dù mang chủ đề khác nhau với nhiều tiết mục chương trình hấp dẫn và phong phú, nhưng có một số nhạc phẩm nổi tiếng được trình bày lại đôi lần qua nhiều DVD.  Chỉ có ca sĩ hát và sân khấu dàn dựng là khác. Điển hình là nhạc phẩm “Người Ở Lại Charlie” được trình bày trên hai cuốn DVD: “Những Tình Khúc Thời Chinh Chiến”“Trần Thiện Thanh, Tình Yêu - Cuộc Đời & Sự Nghiệp”,  ngay cả bản “Tuyết Trắng” nữa, v.v.

Khuynh hướng của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng thường hay thương cảm về kỷ niệm dĩ vãng, tiếc nuối một thời oanh liệt hay quá khứ huy hoàng. Riêng người Việt tị nạn cộng sản hiện giờ không thể xoay chuyển được tình thế chính trị, nên chỉ còn biết sử dụng ngòi bút làm khả dĩ hữu hiệu để đối kháng lại nhà nước CSVN mà thôi. Lính viết về lính và chiến trận là chuyện thường tình. Người dân viết ca tụng người lính và ủng hộ quyên góp cho thương phế binh VNCH lại không ít. Kể ra người lính VNCH rất là may mắn đã có được một Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ ở Nam California, nhiều bút ký chiến sử, và những tác phẩm DVD nghệ thuật âm nhạc để đời, ca tụng một quân đội bị bức tử sau ngày 30 tháng 4, năm 1975.

Thói quen của người Việt thích ca tụng người có trình độ văn hóa hay các sĩ quan tướng tá. Ít ai viết về những kẻ tầm thường “Trung Can Nghĩa Khí” hay người lính vô danh. Họ ca tụng một vị tướng hay tá cũng chẳng có gì lạ bởi vì người đó có tên tuổi, chức vụ và cấp bậc cao, hầu như ai cũng biết. Còn những người lính vô danh tiểu tốt ai mà biết đến? Tuy nhiên trong Asia DVD 58: “Lá Thư Từ Chiến Trường” người ta lại biết thêm một người anh hùng “bình thường” mới, đó là Thiếu Úy Hoàng Văn Thái và 6 đồng đội. Mặc dù chỉ là sĩ quan cấp úy nhưng hành động của Anh và đồng đội lại dũng cảm như những hiệp sĩ thời đại. Các anh coi cái chết tựa nhẹ lông hồng để bảo vệ danh dự cho mình và cho QLVNCH. Ngoài ra còn biết bao nhiêu binh sĩ khác tuẫn tiết, đã không một ai viết đến …

Thương cho Thân Phận Người KCQVN
Thường phải là người trong cuộc thì viết hồi ký hay sáng tác dễ hơn.  Còn không biết gì mà cũng viết … mới là khó đấy. Hay coi như phá lệ câu tục ngữ dân gian một lần: “Biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe” vậy.  Mạn phép cùng độc giả được nói về: “Những cái chết oai hùng của thế hệ sau năm 75”. Các KCQ Việt Nam anh hùng thuộc thế hệ Hai đã nằm xuống nghiệt ngã cho quê hương ở Nam Lào đã không được phần nào vinh danh như những người lính bình thường của QLVNCH?  Hay được truy điệu trong ngày lễ tưởng niệm “20 Năm Anh Hùng Đông Tiến” ở Westminster, California vào ngày Chủ Nhật 26 tháng 8, 2007.  Cùng với các người lãnh đạo Mặt Trận thuộc thế hệ Nhất cũng hy sinh trong chiến dịch DT II năm 1987 (xin miễn đề cao hay ủng hộ MT). Có nhiều người thắc mắc:

Vậy các KCQ Việt Nam thuộc thế hệ Hai này là ai?
 
- Họ là những thanh niên trẻ, phần đông sinh vào đầu thập niên 1960’s và lớn lên sau ngày miền Nam bị “giải phóng”.

- Nhiều người là cựu bộ đội nghĩa vụ đóng bên Kampuchea, rồi bỏ ngũ tìm tự do ở các trại tị nạn đường bộ biên giới!

Ở các trại tị nạn đường bộ dọc theo biên giới Thái - Kampuchea,  họ được tuyển mộ hay miễn cưỡng gia nhập Mặt Trận QGTNGPVN. Mỗi người một hoàn cảnh và lý do khác nhau khi đi vào khu chiến.  Nhưng đa số tham gia kháng chiến với ý nguyện về giải phóng Việt Nam khỏi ách thống trị của tập đoàn CSVN.

Khi quyết tâm ra đi là một lần chết trong đời. Các anh để lại người yêu và thân nhân của mình ở trại tị nạn. Ngay cả ước mơ, danh vọng và tương lai tươi đẹp đang chờ đón các anh bên phương trời tự do. Vào khu chiến là từ giã với xã hội bình thường. Tất cả đành gạt bỏ, vì lòng yêu mến quê hương …

Họ trưởng thành và trui luyện trong môi trường khu chiến sau nhiều năm gian khổ. Rồi theo đội hình về Việt Nam qua các chiến dịch ĐT I, II, và III.  Trong 3 lần tổ chức xâm nhập Việt Nam, thì chiến dịch Đông Tiến II được coi là quan trọng nhất.  Chiến dịch này quy tụ khoảng 100 KCQ và 10 người trong ban lãnh đạo MT nồng cốt. Đoàn quân xuất phát từ biên thùy Thái, vượt sông MeKong tiến ngang qua đất Lào vào ngày Thứ Bảy 18, tháng 7, năm 1987. Chiến dịch ĐT II có 3 quyết đoàn như sau:

1)   Quyết đoàn Anh Dũng - ám số 7684: Chỉ huy Khu Xuân Hưng
2)      Quyết đoàn Cải Cách - ám số 7686: Chỉ huy Phan Thanh Phương
3)      Quyết đoàn Bắc Bình - ám số 7687: Chỉ huy Lê Đình Bảy

Cả ba Quyết Đoàn Trưởng đều còn trẻ vào năm 1987. Họ có thể là cựu bộ đội nghĩa vụ bỏ ngũ vào khu chiến khi mới thành lập? Ba Quyết Đoàn Trưởng được thăng tiến nhanh trong chức vụ chỉ huy với nhiều khả năng. Có thể vì nhiệt tình, được lòng cấp trên, trung thành với ban lãnh đạo hay mới chuyển tiếp từ chiến trường Kampuchea? Trong khi các cựu sĩ quan QLVNCH tham gia MT trễ hơn, đã rời vũ khí gần 10 năm rồi (1975 - 1985).

Phan Thanh Phương sau này bỏ đội hình đi tìm sinh lộ riêng cho mình khi thấy đoàn quân ĐT II có cơ may bị tiêu diệt. Lê Đình Bảy ra đầu thú và nộp 30 lượng vàng mang theo của MT trao cho VC, để cứu chính bản thân mình vào ngày 25 tháng 8, năm 1987?  Chỉ còn Khu Xuân Hưng là gắn bó với quyết đoàn của anh cho tới giờ phút cuối cùng ... trong đời. 

Người viết hoàn toàn không biết về cá nhân anh Khu Xuân Hưng. Nhiều đêm trăn trở vái xin có ai cung cấp dữ kiện hay hình ảnh để có thể viết về anh. Nhưng giấc mơ nhỏ bé mãi như vì sao lạc trên trời … Không bao giờ thành sự thực được. Những gì biết về anh đều trích từ cuốn hồi ký kháng chiến “HTNĐCN” của tác giả Phạm Hoàng Tùng. Anh cũng là cựu KCQ thuộc quyết đoàn Anh Dũng. Theo hồi ký thuật tả thì anh Khu Xuân Hưng dáng người “big man”, khỏe mạnh và hiền lành. Quê anh ở Sóc Trăng, miền Tây Nam Phần. Có thể anh vào khu chiến khoảng năm 1981 hay 1982? Vì chấp hành kỷ luật tốt nên anh được cất nhắc lên chức vụ Quyết Đoàn Trưởng khi mới độ 25 tuổi?

Quyết đoàn Anh Dũng mang ám số 7684 có nhiệm vụ cầm chân bộ đội Hà Nội trong chiến dịch ĐT II. Đội quân chận hậu còn lại một nửa khoảng 15-20 KCQ phải đương đầu với lực lượng CS đông đảo khi bị truy kích liên tục trong hoàn cảnh đói khát và tinh thần bấn loạn. Họ bị mất liên lạc với bộ chỉ huy lãnh đạo khi băng qua cánh rừng khác. Quyết đoàn Anh Dũng bị tiêu diệt toàn bộ sau gần 2 tuần lễ giao tranh khởi đầu chiến dịch ĐT II. Không ai biết rõ về anh Khu Xuân Hưng vào những ngày cuối đời như thế nào? Theo kể lại thì anh không thể di hành theo đoàn quân được nữa vì đạp phải mìn bẫy và bị thương chân? Anh tự kết liễu đời mình giữa rừng già trong oan nghiệt khi không còn lối thoát… Có lẽ vào ngày 28 hay 29 tháng 7, năm 1987? Khu Xuân Hưng vĩnh viễn ở lại Saravan (*1) Laos, khi tuổi đời ngừng ở khung trời 26 -27 mùa xuân sang?    

Hai quyết đoàn còn lại và bộ phận chỉ huy cũng bị chung số phận. Kết quả bi thảm với gần 50 KCQ hy sinh và mất tích. Hơn 50 KCQ bị bắt sống làm tù binh. Tất cả 10 người trong bản lãnh đạo hy sinh hay tuẫn tiết. Chiến dịch ĐT II hoàn toàn bị thất bại…vào cuối ngày 28 tháng 8, năm 1987.

Vết Thương còn Rỉ Máu
Nếu như quý vị tình cờ đọc đến đây, xin dành một “Phút” mặc niệm trong yên lặng liên tưởng đến cái chết anh hùng của các KCQVN trẻ vô danh và bất hạnh. Họ chỉ đáng tuổi con cháu của thế hệ thứ Nhất, ngang hàng với thế hệ thứ Hai, và là đàn anh của thế hệ trẻ hơn. Cho dù ý nguyện tổ chức bị thất bại, nhưng lý tưởng cá nhân thật tươi đẹp. Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên.

Các KCQVN trẻ là những quân cờ hy sinh trong một ván bài hành trình tự sát. Đường đi không bao giờ đến? Các bạn nào còn sống thì bị đau đớn về thể xác lẫn tâm hồn cho đến nay. Không một đoàn thể cựu quân nhân hay tổ chức nhân quyền tự do nào lên tiếng bênh vực hay cứu giúp?  Ai cũng tránh xa.  Chỉ vì tổ chức họ phục vụ dưới quyền bị nhiều tai tiếng. Nhưng nếu ngày ấy các anh không gia nhập MT HCM, thì cũng chẳng một tổ chức phục quốc nào có đủ tầm vóc chính trị để đối kháng lại CSVN cả.  Đến nay một số sáng tác viết về các KCQVN trẻ này cũng bị “tẩy chay”, không được đăng trên các mạng QLVNCH. Nhiều thẩm quyền đọc xong rồi phớt tỉnh “Anh le”,  không một phúc đáp hay lời giải thích gì…

Tình cờ đọc được sáng tác: “Đàn Ông Việt Nam Sao Quá Hèn” của cô Nguyễn Thị Bình An đăng trên một mạng QLVNCH, vài cựu sĩ quan về hưu tức giận vì sự sỉ nhục bởi bài viết của người phụ nữ VN này. Họ posted “comment” về bài viết với nhiều từ ngữ thái quá. Có người bình phẩm tương đối tế nhị với lời đại khái: Thế Hệ thứ Nhất của chúng tôi đã làm tròn nhiệm vụ giữ nước cho đến ngày 30 tháng 4, năm 1975, còn nhiệm vụ lật đổ bạo quyền CSVN là của thế hệ thứ Hai, Ba và Bốn…(sic). Nói như vậy mà không cảm thấy hổ thẹn là bậc cha ông sao? Mấy người đã không “finish business”, rồi bán cái trách nhiệm? Thế hệ Hai chúng tôi cũng có mẫu người Hùng, sánh hàng với những người hùng bình thường của QLVNCH . Nếu như VNCH còn tồn tại, có lẽ chúng tôi cũng sẽ trở thành những sĩ quan ưu tú của đất nước sau năm 1975?  Như lời Anh Hùng Nguyễn Trãi viết trong bản Bình Ngô Đại Cáo:

“Dẫu cường nhược có lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”

Suy ngẫm về quá khứ đã qua, xin cúi mặt kính tưởng anh hồn các KCQVN đã hy sinh, hãy thắp nén hương và vòng hoa TRI ÂN cho các KCQVN anh hùng. Các anh xứng đáng được tuyên dương: “Anh Hùng Tử Sĩ ” dành cho thế hệ thứ Hai,  một thế hệ trẻ cũng góp phần hy sinh trong công cuộc phục quốc đã bị đời cho vào lãng quên. Gương anh linh của các anh sẽ có ngày được ghi vào sử xanh...

Khi ra đi đã quyết chí nuôi căm hờn
Muôn lời thiêng còn vang
Hồn quật cường còn mong đến phút chiến thắng
Sầu hận đời lấp tan…

Xin vong hồn các KCQVN hãy ngủ yên, dù ở góc rừng hay bên bờ suối quê người. Nhưng hồn thiêng các anh còn sống mãi… Ngày mai trên những nẻo đường đất nước Việt Nam thân yêu sẽ có các tên đường: Khu Xuân Hưng,  Huỳnh Quang Tiến(*2)Lê Văn Long(*2), Nguyễn Minh Dực, và Lê Văn Đằng, v.v. Nguyện xin anh linh các KCQVN phù hộ cho chúng tôi và thế hệ trẻ hơn, tiếp nối sứ mệnh tranh đấu cho quê hương Việt Nam sớm có Tự Do Dân Chủ, Nhân Quyền và Thịnh Vượng. Quyền lợi dân tộc Việt và danh dự tổ quốc Việt Nam phải tuyệt đối được tôn trọng trên hết …

Chúng ta thuộc thế hệ thứ Hai phải làm gì ở hiện tại cho các người anh hùng cùng thế hệ đã khuất?  Một con én không làm nên một mùa xuân. Xin hãy cùng nối tay nhau hát lên một nhạc phẩm trẻ của cố nhạc sĩ Lê Hựu Hà, để có thể thực hiện nhiều chương trình ở tương lai …

Yêu Đời Yêu Người

Bạn thân ơi!
cố gắng yêu thương người
Dù người không yêu ta
Hãy cứ yêu thương hoài
Mặc đời ta không ai
Hãy cho nhau một lời
Dù là … lời nghe chua cay
Dù là … lời thoáng qua tai!

Bạn thân ơi!
cố gắng yêu thương đời
Dù đời không yêu ta
Hãy cứ yêu thương hoài
Mặc đời ta không ai
Hãy vững tin yêu đời
Dù đời chỉ nghe gian dối
Dù đời cay đắng như vôi!

Ngày nào bầu trời còn mây bay
Lòng ta vẫn thấy yêu thương người
Dù đời còn gặp nhiều chông gai
Trọn đời vẫn cứ đi đi hoài…

Chú thích:
(*1)  Saravan còn gọi dch là Xa la Van? 
(*2)  KCQ Huỳnh Quang Tiến và Lê Văn Long là cựu sĩ quan Dù QLVNCH. Các anh thuộc thế hệ Nhất, từ hải ngoại về tham gia kháng chiến và đã hy sinh. Cả hai được đảng VT truy điệu ở Nam California (ngày 26 tháng 8, 2007). Các anh xứng đáng là:“Hiệp Sĩ KCQVN”.  Kính tiễn (Xin miễn đề cao hay ủng hộ đảng VT).


                                                                                                                  


KCQ Huỳnh Quang Tiến.


     Anh Hải cùng hai con ở Thái, 
hình của tác giả, chú thích của PHT.















1 nhận xét:

  1. Số Điện Thoại của Chú Đào Bá Kế, quý vị nào có lòng hảo tâm hãy nghĩ đến những người đã hy sinh cả cuộc đời cho Quốc Gia Dân Tộc. Cảm Tạ và Tri Ân.... 841686978279

    Trả lờiXóa