Bài 4
Vụ Án
Cải Cách Ruộng Đất Đẫm Máu
Ở Miền Bắc Việt Nam
Vào Thập Niên 1950
1/ Lời Kể Của Nhân Chứng -
Nhà Thơ Nguyễn Chí Thiện (18/5/2006)
Nguyễn Chí Thiện (1939-
2012).
Nhà
Thơ Nguyễn Chí Thiện, tác giả tập thơ “Hoa Địa Ngục” hay “Tiếng Vọng Từ Đáy Vực”, ông còn là tác giả bút ký
“Hỏa Lò”, từng bị chế độ Cộng Sản Việt Nam giam cầm hơn hai thập
niên. Ông mất trong thời gian tỵ nạn Cộng Sản tại Hoa Kỳ.
Chúng tôi xin trích phần này trên mạng
khi các phương tiện truyền thông Người Việt Hải Ngoại phỏng vấn ông Nguyễn Chí
Thiện:
Hồi làm Cải Cách Ruộng Đất ở Thái Hòa
ấp, ở đấy có một ông địa chủ, tôi còn nhớ tên là ông Bảy Dần. Ông ta là một
người cũng có ruộng đất nhưng không phải giàu lắm đâu. Ông ta chỉ có vài chục
mẫu ruộng thôi và ông ta còn lại là một ông đồ dạy học nữa.
Chính tôi có đi xem buổi đấu tố cuối
cùng đó, nó tổ chức đông người đi lắm, Hà Nội kéo nhau đi rất đông. Tôi đến
nơi, lúc bấy giờ tôi cũng len lên được hàng đầu để mà xem. Ông Bảy Dần cũng mặc
áo the, cũng ăn mặc tử tế lắm, đội khăn hẳn hoi. Ông ta thế là bị trói vào cột,
đàng sau cột độ mươi thước thôi thì có một cái hố đào sẵn. Người ta nói là đào
cả hàng tuần trước rồi. Buổi đấu tố hôm đó nó diễn ra cả ngày, từ sáng đến tận
khoảng 5, 6 giờ chiều mới kết thúc.
Lên đấu tố thì đủ các người lên đấu tố.
Họ lên đấu tố khiếp lắm. Họ bị kích động nhiều. Nhưng phải nhớ một điều là từ
đầu đã có một sự cưỡng bức rồi. Chỉ riêng trong gia đình thôi thì là một sự
miễn cưỡng rõ rệt. Thí dụ như con dâu mà lên tố bố chẳng hạn, tố là ông ấy hiếp
mình thế nọ thế kia thì ăn nói nó có vẻ gượng gạo, không có tinh thần hăng say
như những người khác.
Có một điều đặc biệt là, ông ta đã ngoài
60 rồi, mà ông ta vẫn cứ phải xưng cháu hoặc xưng con với bất cứ một người nào
lên đấu tố, dù người lên đấu tố chỉ đáng tuổi con ông thôi. Thâm chí tôi còn
nhớ một cô con gái lên tố ông ta thì ông ta cũng phải xưng con với người con
gái đó - con gái mình đẻ ra đấy ạ.
Bây giờ nói đến tòa án nhân dân mà ngồi
xử thì toàn là nông dân thôi, toàn là nông dân họ sắp xếp lên ngồi thôi. Chị
làm "chánh án", tôi còn nhớ chị ấy còn mù chữ nữa anh ạ, không biết
viết a,b,c thế mà lại lên làm chánh án.
Sau một ngày đấu tố nhục nhã như thế rồi
thì họ bắt đầu họ tuyên án. Họ tuyên án với tất cả những tội ác mà địa chủ đã
phạm phải, mà toàn bộ là bịa đặt thôi. Người ta tuyên án ông ấy tử hình. Đặc
biệt là trong quá trình đấu tố thì ông địa chủ này không có quyền cãi, bất cứ
ai đấu tố thế nào thì ông chỉ có quyền "nhận tội".
Buổi hôm đó, tôi còn nhớ là sau khi đấu
tố xong thì lập tức có 6 anh du kích, 6 anh du kích này đứng cách khoảng độ 2
mét... thế là bắn chết ông ta ngay. Sau khi bắn chết xong thì chặt dây thừng -
không phải là cởi nữa mà là chặt dây thừng, lấy con dao chặt dây thừng ra và
lôi ông ta ra chỗ cái hố đó. Xin nhớ một điều, không có áo quan anh nhá. Thế là
họ vất tụt xuống hố đó là lấp đất ngay lập tức thôi.
Nhưng tôi muốn nói thêm, chính vì chứng
kiến đó cho nên sau này tôi vào tù, tôi nằm nghĩ lại. Để bàn về Cải Cách Ruộng
Đất thì tôi chỉ làm một bài thơ thôi - đây chính là vụ Bảy Dần:
Được nghe bà kể khổ
Con thấy đời con thực là đáng chết
Con đã đi bóc lột để nuôi bà
Con bây giờ không dám nhận là cha
Dù bà là do con đẻ ra
Con - thành phần địa chủ thối tha
Trước nhân dân, trước đảng, trước bà
Xin thành khẩn cúi đầu chịu tội
Đó là lời của cụ đồ ở ngoại thành Hà Nội
Giữa đấu trường giăng giối với con.
Con thấy đời con thực là đáng chết
Con đã đi bóc lột để nuôi bà
Con bây giờ không dám nhận là cha
Dù bà là do con đẻ ra
Con - thành phần địa chủ thối tha
Trước nhân dân, trước đảng, trước bà
Xin thành khẩn cúi đầu chịu tội
Đó là lời của cụ đồ ở ngoại thành Hà Nội
Giữa đấu trường giăng giối với con.
(hết
phần trích).
Hình được trưng bày tại
triển lãm Cải Cách Ruộng Đất
tổ chức tại Hà Nội
từ tháng 3 đến tháng 5/1956.
Ảnh nguồn: Liên Mạng Toàn Cầu.
2/ Cuộc Phỏng Vấn Ông Vũ Thư Hiên Về Cải Cách Ruộng Đất – trích từ Báo
Cánh Én
Đầu tiên là vài giòng tiểu
sử. ông Vũ Thư Hiên
(sinh năm 1933) là nhà văn Việt Nam, còn có bút danh là Kim Ân, từng đoạt giải thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1988 với tác phẩm Miền Thơ Ấu. Ông là con ruột của
ông Vũ Đình Huỳnh, thư ký
riêng của Hồ Chí Minh.
Ông bị bắt năm 1967 và bị giam
cầm chín năm trong "vụ nhóm xét lại chống Ðảng". Năm 1997, Hồi Ký “Đêm Giữa Ban Ngày” của ông được xuất
bản, trong đó ông tiết lộ những bí mật của Vụ Án Xét Lại và
gây dư luận lớn trong Cộng Đồng Người Việt
Hải Ngoại. Ông Hiên đang tỵ nạn tại Pháp.
Nhà Văn Vũ Thư Hiên.
Dưới đây chúng tôi xin trích vài đoạn
trong bài phỏng vấn ông Vũ Thư Hiên được Báo Cánh Én thực hiện sau khi cuộc hội
thảo về CCRĐ diễn ra vào năm 2003 tại Bá Linh:
Hồi ấy tôi mới 20 tuổi. Tôi còn rất ngây
thơ về chính trị. Tôi tin thật ở khẩu hiệu "người cày (phải) có
ruộng", nên phải làm Cải Cách Ruộng Đất. Nghĩa là tôi tin ở sự lãnh đạo
của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản.
Tôi được chứng kiến một cuộc đấu tố duy
nhất. Đó là cuộc đấu địa chủ Nguyễn Bá Ngọc tại Thanh Hóa. Tôi, với tư cách
người quay phim, tôi được có mặt ở mọi chỗ. Kể chuyện người ta tiến hành nó như
thế nào thì dài lắm.
Tôi nói tóm lại: nó được bố trí chu đáo
như một vở tuồng. Những người nông dân được tập đấu (tố cáo tội ác của địa chủ)
nhiều ngày trước khi có đấu thật. Đến khi đấu thật thì đấu lưng trước (tức là
địa chủ quay lưng lại người đấu), sau mới đấu mặt (mặt đối mặt).
Sở dĩ phải làm như thế là vì nhiều khi
người đấu nhìn thấy mặt người bị đấu thì không nỡ đấu nữa (cũng là bà con lối
xóm với nhau cả!). Đến cả địa chủ cũng được các đạo diễn (ông đội) hướng dẫn tỉ
mỉ: phải quỳ thế nào, không được phép ngẩng mặt lên khi nghe những câu không
đúng (các ông bà nông dân bao giờ cũng đúng, Đảng bao giờ cũng đúng...) Rất
phường tuồng. Buồn cười không chịu được. Nhưng chỉ dám cười thầm. Có lẽ ai cũng
thấy cái chất buồn cười trong hoàn cảnh rơi nước mắt ấy. Nhiều chuyện thương
tâm lắm.
Tôi xin nói lại điều tôi đã nói nhiều
lần: Đảng Cộng Sản cầm quyền ở nước nào cũng rất giỏi sản xuất ra kẻ thù. Trong
kháng chiến chống Pháp, khi chưa có viện trợ của Trung Quốc, bộ đội sống nhờ
dân, mà chủ yếu là những người nông dân lớp trên, một số sau này bị quy thành
địa chủ cường hào gian ác. Không có họ, bộ đội không có cái ăn để đánh Pháp.
Tôi biết điều đó một cách chắc chắn bởi lúc ấy tôi ở trong bộ đội. Tức là Đảng
Cộng Sản đã bịa cho những người nông dân giàu vai trò kẻ thù. Về sau này những
kẻ thù do Đảng Cộng Sản bịa ra rồi có trở thành kẻ thù thật của Đảng thì cũng
đáng lắm.
Tất nhiên, sau Cải Cách Ruộng Đất tình cảnh
địa chủ (hay những người bị quy là địa chủ) thê thảm lắm. Đến cả con cái họ
cũng bị trù dập, không cho đi học, không cho đi làm. Đảng Cộng Sản thù dai lắm,
thù theo sách (chứ người ta lúc ấy có thù gì Đảng đâu), đã thế lại còn hẹp hòi đến tởm
lợm. Chẳng cứ con cái địa chủ, con cái tư sản cũng vậy. Con cái
những người bị coi là đối tượng cách mạng cũng thế. Trong chuyện này gia đình
tôi có kinh nghiệm bản thân. Tốt nhất là đừng có chơi với một Đảng như thế. Đã
trót bắt tay nó thì nhớ xem lại tay mình còn mấy ngón. (hết phần trích).
Phạm Hoàng Tùng
biên soạn.
Nguồn
tài liệu tham khảo và trích dẫn từ: