CỘNG SẢN ĐỀN TỘI ÁC
BIỂU
TƯỢNG THIÊN TỬ ĐỘC QUYỀN ĐỘC TÔN
TRONG
CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TẬP QUYỀN XƯA CỔ &
TƯỢNG
ĐÀI LENIN BỊ NGƯỜI DÂN KHẮP NƠI
ĐÁNH
NGÃ - GIỰT SẬP - LẬT NHÀO - ĐẬP BỂ NÁT &
LĂNG
HOÀNG ĐẾ HAY NẤM MỒ NGƯỜI “VÔ SẢN” ?
SỐ
PHẬN XÁC ƯỚP CÙNG LĂNG LENIN
PHẦN
MỘT
TỔNG QUÁT
Trong
Liên Bang Sô Viết, mỗi một thành phố đều có vài tượng đài Vladimir Lenin. Sau đại
biến động chính trị làm sụp đổ Liên Sô năm 1991, nhiều tượng đài Lenin bị hạ
xuống, di dời chỗ khác hay bị kéo ngã nằm lăn trên đất. Phong trào hạ bệ “thần
tượng giả dối” cưỡng đặt, do công chúng tự khởi xướng, đã xảy ra sớm hơn tại
các nước Đông Âu Cộng Sản và 3 nước vùng Baltic.
Tượng Lenin bị hạ bệ
tại thủ
đô Ulan Bator Mông Cổ
tháng 10/2012.
Thị Trưởng Bat-Uul Erdene của Ulan Bator
gọi Lenin
là một tên giết người.
Những người dân tụ tập chung
quanh
đã quăng
giày cũ vào
mặt
tượng Lenin để tỏ thái độ khinh khi.
Ảnh nguồn:
Xin coi phần tham khảo
dưới cùng.
bị dẹp bỏ năm 1992.
Tượng Lenin ở Kyiv – Ukraine
bị đập bể mặt, mũi và bị
chặt đứt bàn tay trái.
Quá nhục nhã cho một kẻ lường
gạt
tiếm danh lãnh tụ cách mạng.
Cách cư xử của công chúng
luôn anh minh.
Thời vàng son nay còn đâu!!!
Chế độ Cộng Sản sụp đổ,
lòng dân oán hận bao nhiêu năm qua,
nay có cơ hội
quyết đạp đổ
“thần tượng giả dối” cưỡng đặt.
Tượng Lenin bị giựt sập,
bị sơn đỏ trét đầy mặt,
bị quấn dây quanh cổ
tượng trưng cho hành động
treo cổ xử tội ác,
tượng ngã nằm trên đất như
khối đá vô tri.
Những kẻ dùng nòng súng công an bộ đội
ép buộc dân sùng bái “lãnh tụ”
hãy coi đây làm gương,
đừng lường gạt,
đừng tước đoạt quyền sống tự
do của dân.
NGƯỜI BA LAN
ĐỐT TƯỢNG LENIN –
DÂN
KYRGHYZSTAN THÁO DỠ TƯỢNG LENIN
Dưới đây chúng tôi xin trích bản tin ngắn
tại Ba Lan ngày 24/11/1989:
Người Ba Lan
đốt cháy tượng Lenin
Một tượng đài Lenin ở thị trấn Nova Huta
đã bị bắn sơn tung tóe sau đó bị đốt cháy vào thời điểm Thủ Tướng Tadeusz
Mazowiecki sắp lên đường viếng thăm Moscow, câu chuyện trên đây được nhật báo Zycie
Warszawy tường thuật hôm nay, và trích dẫn lời một giới chức nói về sự kiện này.
Hành động đốt tượng Lenin được Liên Đoàn Tuổi
Trẻ Chiến Đấu Chống Cộng thực hiện.
Tin trích từ
báo Pravda ngày 15/8/2003
Kyrghyzstan tháo dỡ tượng Lenin khỏi
quảng trường trung tâm.
Kyrghyzstan đang bắt đầu di dời một tượng
đài của nhà lãnh đạo cách mạng vô sản trên thế giới, Vladimir Lenin, mà trước đây
được đặt tại quảng trường trung tâm Bishkek, thủ đô nước cộng hòa Trung Á này.
Nhằm mục đích thay đổi các biểu tượng
trang trí cho quảng trường trung tâm, chính quyền thành phố ra lịnh mang tượng
đài đi chỗ khác, nội các chính phủ của cộng hòa đã thông tin về sự kiện di dời
này.
Tượng đài cao nhiều mét bị đưa đến đặt
trước cơ quan quốc hội cách phía Bắc quảng trường chừng 200 thước. Tượng này đã
hiện diện tại quảng trường cách đây 20 năm. Năm 2002, Hội Đồng Lập Pháp Quốc
Hội Kyrghyz thông qua đạo luật tuyên bố tượng đài
đơn thuần chỉ là một công trình kiến trúc và lịch sử chứ không có gì khác hơn
nữa.
Những người Cộng Sản lên tiếng phản đối
mạnh chống lại quyết định này.
GIẢI
THƯỞNG CHO TINH THẦN ĐỀ KHÁNG
CHỐNG
LẠI SỰ PHỤC HỔI BIỂU TƯỢNG CỘNG SẢN SÔ VIẾT
George Brichag, một người Moldova kiên
trì nỗ lực chống lại việc phục hồi các biểu tượng và lề thói Sô Viết đã được
tưởng thưởng giải "Homo Homini" năm 2004 do quỹ "People in
Need" (Người Trong Khi Hữu Sự) của Cộng Hòa Czech trao tặng. Stefan Uryt,
Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Quyền Helsinki tại Moldova
đã tuyên bố tên tuổi người nhận được giải thưởng trong cuộc họp báo ngày 11/5
tại Kishinev .
George Brichag là thành viên Ủy Ban Nhân
Quyền Helsinki tại Moldova
đã can đảm chống lại việc phục hồi tượng đài Lenin ở trung tâm thành phố Beltz.
Vào
mùa Hè 2004, trong suốt 19 ngày, ông đã thực hiện hành động phản đối chống lại
nghị quyết của Hội Đồng Thành Phố Beltz dự định cho đặt lại tượng đài Lenin.
Ngày 1/8/2004, George Brichag ký một tuyên bố phát biểu rằng nếu tượng đài được thiết lập tại thành phố
Beltz, ông sẽ tự sát để bày tỏ nỗi bất bình, phẫn hận.
Sau đó quyết định của thành phố bị thay
đổi khi nghị quyết của tòa phúc thẩm được đưa ra. Như thế cuộc chiến đấu của
George Brichag đã thành công.
George Brichag từng bị giam cầm 10 năm
trời trong Gulag và 7 năm trong nhà tù.
Quỹ "People in Need" đã gọi sự
đề kháng của ông là “hành động trong tinh thần dân chủ”.
Giải thưởng được giới thiệu ngày
27/4/2005 ở Cộng Hòa Moldova
với ý nghĩa vì “sự kháng cự thích đáng chống lại việc
phục hồi các biểu tượng và lề thói Sô Viết”.
Giải thưởng của quỹ Cộng Hòa Czech đã
được trao vào ngày diễn ra Hội Nghị Nhân Quyền Quốc Tế VII tại Helsinki . Brichag tham dự
hội nghị như một thẩm phán.
Phạm Hoàng Tùng
biên soạn.
Tài
liệu tham khảo và dữ kiện được trích dẫn từ:
http://englishrussia.com/?p=2399
http://blog.foreignpolicy.com/posts/2008/12/18/statue_topplings_an_fp_retrospective
nhiều bài viết hay quá , cảm ơn Hoàng Tùng !
Trả lờiXóaCám ơn bạn Hoàng Vinh. Chúc bạn một cái Tết ấm cúng.
Xóa