Trại
Tù Sharashka
Từng Đoàn Người Xếp Thành Hàng
Từng Đoàn Người Xếp Thành Hàng
Bị Trục Đuổi Tới Chốn Lưu Đày Gulag
Ngoài kiểu nhà tù
thông thường nhất, nơi khai thác khắc nghiệt sức lao động tay chân của
tù nhân, chế độ Sô Viết còn khai sinh ra nhiều hình thức khác nhau để
giam cầm con người.
Đây thực ra là nơi hoạt động của nhiều
phòng thí nghiệm nghiên cứu bí mật, nơi bắt giữ và kết án các nhà
khoa học chống đối chế độ, trong số đó có người nổi tiếng trên thế
giới, tại đây họ phát triển các kỹ thuật bí mật mới và cũng hướng
dẫn những nghiên cứu căn bản.
Sharashka đôi khi được gọi Sharaga hay Sharazhka, theo lịch sử từ
ngữ, chữ Sharashka có
xuất xứ từ tiếng lóng Nga diễn tả Sharashkina
kontora (“Văn Phòng Sharashka”, có thể từ ý nghĩa là đi lòng vòng,
quanh co)
nhóm chữ mỉa mai, xúc phạm này để chỉ một tổ
chức nghèo nàn, không chuẩn bị hay bịp bợm.
Các khoa học gia và kỹ sư bị giam ở Sharashka gồm tù nhân được chọn lấy từ các trại
tù khác nhau và “bị” bổ nhiệm làm việc trong lĩnh vực khoa
học và kỹ thuật cho nhà nước do họ có nghề nghiệp chuyên môn ngoài
xã hội trước đó.
Điều kiện sống thường tốt hơn các trại
tù bình thường, đặc biệt không lo lắng về việc bị sai phái đi lao
động nặng nhọc.
Các
kết quả nghiên cứu khoa học trong Sharashka thường được công bố dưới những cái tên
của các nhà khoa học Sô Viết chứ không dành sự ngợi khen cho các tác
giả thực sự, trái lại tên tuổi của người phát minh thường bị quên
đi.
Một số tù nhân trong Sharashka,
các khoa học gia, và
kỹ sư nổi bật được phóng thích trong và sau Đệ Nhị Thế Chiến tiếp
tục các nghề nghiệp độc lập và trở nên nổi danh trên thế giới.
Năm
1934, Leonid Ramzin và
các kỹ sư khác bị kết án trong Phiên Tòa “Nhóm
Công Nghiệp” (những người có liên hệ trong lĩnh vực kỹ nghệ bị xét
xử theo luật Sô Viết) bị
tống giam trong một phòng thiết kế đặc biệt dưới sự giám sát
của cơ quan an
ninh GPU thuộc NKVD.
Năm 1938, Lavrenty
Beria, nhân vật cao cấp của NKVD cho thành lập Tổng Cục Các Phòng Thiết Kế Đặc Biệt thuộc cơ quan cảnh sát
mật NKVD.
Năm 1939, cơ quan này được
đặt tên lại là Phòng Kỹ Thuật Đặc Biệt thuộc NKVD và đặt dưới
quyền Tướng Valentin Kravchenko nhưng
phải chịu giám sát trực tiếp từ Lavrenty
Beria.
Năm 1941, cơ quan nhận được
mật danh: Tổng Cục Đặc Biệt Số 4 của NKVD/ Sô Viết.
Năm 1949, phạm vi hoạt động
của Sharashka gia
tăng đáng kể. Trước đây những công việc đã làm có tính cách quân sự
và quốc phòng. Lịnh của cơ quan MVD
(thuộc NKVD) Số 001020 ghi ngày 9/11/1949 ra lịnh thiết lập “Các
Phòng Thiết Kế Và Kỹ Thuật Đặc Biệt” cho nhiều “sự phát triển và nghiên cứu” rộng, đặc biệt trong “những
vùng sâu, vùng xa của Liên Bang”.
(nhóm từ
“vùng sâu, vùng
xa” đã được các chư hầu Liên Sô cúi mọp sử dụng theo một cách nô lệ.
Tất nhiên còn rất nhiều từ ngữ khác nữa trong các văn bản của đảng và nhà nước Cộng
Sản chư hầu.)
Tổng
Cục Đặc Biệt Số 4 bị giải tán năm 1953 thời gian ngắn sau cái chết Stalin, vào
lúc đó Nikita Khrushchev ra
lịnh bắt giữ Lavrenty Beria vì
tội gián điệp rồi hành quyết.
Phiên tòa xử
”Nhóm Công Nghiệp”
Diễn ra từ 25/11 tới
7/12/1930, đây là phiên tòa trình diễn trong đó vài khoa học gia và
kinh tế gia Sô Viết bị tố cáo và kết án âm mưu đảo chính chống lại chính quyền
Liên Sô.
Nikolai
Krylenko (1885-1938) Phó Ủy Viên Nhân Dân Tư Pháp (Thứ Trưởng Tư Pháp), phụ tá cho Công
Tố Trưởng của nhà nước Liên Sô, một nhân vật Bolshevik nổi bật, đứng ra truy tố trường
hợp này.
Thẩm Phán Chủ Tọa
Phiên Tòa là Andrey Vyshinsky, sau
này trở thành đối thủ của Krylenko, Andrey Vyshinsky được
chọn làm Công Tố Viên trong các Phiên Tòa Moscow thời xảy ra Đại Thanh
Trừng 1936-1938.
Các bị cáo là một nhóm
kỹ sư, kinh tế gia nổi bật của chế độ Sô Viết, bao gồm Leonid Ramzin, Osadchy (Осадчий), Charnovsky
(Чарновский), Fedotov (Федотов), Larichev (Ларичев), Ochkin (Очкин), Sitnin,
Kalinnikov và Kupryanov.
Họ bị tố cáo thành
lập “Tổ Chức Của Liên Hiệp Kỹ Sư” hay Prompartiya (Nhóm
Công Nghiệp) với mục đích cố gắng phá hoại nền công nghiệp và sự vận
chuyển cũng như chống chế
độ Sô Viết trong
các năm 1926-1930.
Trong sự phát triển liên
hệ, một số thành viên nổi danh của Hàn Lâm Viện Khoa Học Sô Viết (bao gồm Yevgeny Tarle, Sergei
Platonov, Sergei Bakhrushin...) bị bắt giữ trong năm 1930, họ bị đề cập tới trong Phiên Tòa “Nhóm Công Nghiệp” như là kẻ đồng
mưu.
Tuy nhiên không có phiên tòa tiếp theo đó
và họ bị lưu đày lặng lẽ tới vùng xa xôi của Liên Sô trong vài năm.
Phiên Tòa ”Nhóm
Công Nghiệp”, một phiên tòa đầu tiên sau thời kỳ thực hiện Chính Sách
Kinh Tế Mới
(NEP) trong đó các bị cáo bị tố
cáo âm mưu đảo chính chống lại chế độ Sô Viết.
Âm mưu này được cho
là khởi xướng từ những di dân Nga đang là các kỹ nghệ gia sống tại
Pháp.
Phiên tòa này cũng nổi
tiếng vì là màn trình diễn đầu tiên của Sô Viết, tại đó các bị
cáo phải “tự thú” những gì được coi là tội ác của họ gây ra bao
gồm cả việc có liên hệ hoạt động với Thủ Tướng Pháp Raymond Poincare (1860-1934).
Nhân vật này sau đó
phải đưa ra lời phản bác công khai, được công bố trên Báo Pravda, và
được giới thiệu tại phiên tòa như thêm một “chứng cứ” để truy tố.
Các phát biểu của
bên công tố cho rằng “Nhóm Công Nghiệp bao gồm các trí thức cũ ở vị trí hàng đầu, các chuyên gia và giáo sư, những người đã có địa vị
đặc quyền trong chế độ tư bản”.
Theo phía công tố,
tất cả thành viên của tổ chức được nuôi dưỡng trong môi trường tư
sản, vì lý do này họ
trở nên xa lạ với hệ thống Sô Viết, tuy nhiên họ được sử dụng nhằm củng cố điểm quan trọng của tuyên truyền Sô
Viết trong ngắn hạn.
Leonid Ramzin bị
tố cáo âm mưu với nhà công nghiệp Nga là Pavel Ryabushinsky ở Pháp (thành phần di dân) trong năm 1928 mặc dù Ryabushinsky chết từ năm 1924.
Ngày 7/12, năm (5)
bị cáo bị kết án tử hình được giảm xuống thành
án tù dài hạn và các bị cáo khác bị những án tù khác nhau. Trong
thời gian ở tù Ramzin được
cho phép làm việc.
Các tù nhân Sharashka trứ danh
Ảnh nguồn:
wiki.
|
Có nhiều
nhân vật tên tuổi tài năng sáng chói ở các lĩnh vực khoa học, văn
chương, phát minh dụng cụ điện trong âm nhạc... bị nhốt trong Sharashka để làm việc cho nhà nước Liên Sô, chúng tôi chỉ nêu lên một
số người.
*/ Aleksandr Solzhenitsyn, nhà văn, quyển tiểu thuyết của ông “Nhóm Thứ Nhất”, ghi chép
sống động về đời sống trong Sharashka.
*/ Lev Kopelev hay Lev Zalmanovich Kopelev (1912-1997) là tác
giả vài quyển
sách, người bất đồng chính kiến. Ông sinh tại Kiev-Ukraine
trong gia đình Do Thái trung lưu. Năm 1932, khi làm
thông tín viên, Kopelev chứng kiến cơ quan an ninh NKVD dùng võ lực trưng thu lương thực nông dân và “loại trừ” (từ ngữ Bolshevik), trục xuất Kulak.
Sau này, ông diễn tả lại
trong hồi ký
“The Education of a True Believer” (Sự
Giáo Dục Của Một Người Tin Sự Thật) và
được Robert Conquest trích
dẫn trong tác phẩm “The Harvest of Sorrow” (Mùa Gặt Đau Thương), nói về
thời kỳ đói khát của nông dân Liên Sô sau khi bị trưng thu lương thực,
bị chiếm đất, bị cưỡng bức vào hợp tác xã nông nghiệp.
Khi xảy ra Đệ Nhị Thế
Chiến tháng 6/1941, ông tình nguyện tham gia Hồng Quân và dùng kiến
thức hiểu biết về nước Đức để phục vụ trong vị thế sĩ
quan tuyên truyền và thông dịch viên.
Khi cùng quân
đội Liên Sô đi vào vùng Đông Đức, Lev Kopelev đã phê bình gay gắt những tội ác chống lại dân Đức, vì thế ông
bị bắt giữ năm 1945 và bị kết án 10 năm trong Gulag vì khuyến khích
Chủ Nghĩa Nhân Đạo Tư Sản và “tỏ lòng thương cảm đối với
kẻ thù”.
Trong Sharashka, Lev Kopelev gặp Aleksandr Solzhenitsyn và ông trở thành nguyên mẫu để Aleksandr Solzhenitsyn khắc họa nhân vật trong tác phẩm “Nhóm
Thứ Nhất”. Năm 1954 Lev Kopelev được phóng thích, năm 1956 ông được phục hồi danh dự.
*/ Sergey Korolyov còn
gọi là Sergey Pavlovich Korolyov sinh năm 1907 tại trung tâm thị trấn nhỏ thuộc miền Trung Ukraine, mất tại Moscow
năm 1966.
Sergey
Korolyov là nhà thiết kế, kỹ sư hàng đầu về
hỏa tiễn Sô Viết trong thời gian xảy ra “Cuộc Chạy Đua Trên Không Gian” giữa Hoa Kỳ và Liên Sô trong thập niên 1950-1960.
Mặc dù được huấn luyện như
là một nhà thiết kế máy bay, nghị lực to lớn của Korolyov chứng tỏ trong kế hoạch chiến lược, tổ chức và sự hợp nhất
thiết kế.
Ông là nạn nhân của Stalin
trong thời thanh trừng 1938, bị giam tù gần 6 năm gồm có vài
tháng trong Gulag ở Siberia. Sau phóng thích, ông trở thành nhà thiết
kế hỏa tiễn và nhân vật chính yếu trong việc phát triển Chương Trình ICBM
(intercontinental ballistic missile/ Hỏa Tiễn Đạn Đạo Xuyên Lục Địa) của Sô Viết.
Kế tiếp, Sergey Korolyov được
chỉ định lãnh đạo Chương Trình Không Gian Sô Viết và giám
sát thành công đầu tiên các dự án tàu vũ trụ Sputnik
và Vostok.
Sergey
Korolyov chết năm 1966 vì bịnh
tim. Đẹp trai, đa tài và đa tình, ông đã hai lần cưới, có
ít nhất một mối tình không chính thức.
Phạm Hoàng Tùng
biên soạn.
Nguồn
tham khảo và dữ kiện được trích từ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét