Gulag
Hệ
Thống Trại Tù Xã Hội Chủ Nghĩa
Làm
Kinh Rợn Nhân Loại !!!
Cộng Sản Liên Sô.
Gulag là một cơ quan chính quyền chịu trách
nhiệm quản trị các trại tù trên khắp lãnh thổ Liên Bang Sô Viết cũ. Chữ Gulag được cấu thành từ nhóm chữ Nga: Главное Управление Исправительно - Трудовых Лагерей
и колоний, viết theo cách phát âm là Glavnoye Upravleniye Ispravitelno
-trudovykh Lagerey i kolonii (Cơ Quan Giám Sát Các Trại Lao Động Cải Tạo
Và Các Thuộc Địa) của cơ quan an ninh NKVD.
Anne
Applebaum (*) trong tác phẩm của bà “Gulag: Một Lịch Sử” giải thích như sau: “Đó là bộ phận của cơ quan an ninh nhà nước,
điều khiển hệ thống nhà
giam hình sự gồm các trại lao động cưỡng
bức, kết hợp với trại tù, trại chuyển tiếp và tạm giam”.
Trong khi những trại giam này
chứa đủ loại tù hình sự, hệ thống Gulag cũng trở nên khét tiếng
vì là nơi giam giữ tù nhân chính trị, vì thế đây Gulag là một
bộ máy đàn áp đối lập chính trị trong nhà nước Sô
Viết.
Mặc dù Gulag đã giam giữ hàng triệu người, cái tên Gulag chỉ quen thuộc ở Phương
Tây sau khi tác phẩm ”Quần Đảo Ngục Tù” của Aleksandr Solzhenitsyn được xuất bản năm 1973. Sở dĩ tác phẩm có tên này vì các trại
giam trong hệ thống Gulag nằm rải rác trên khắp Liên Bang Sô Viết, tương
tự như chuỗi hòn đảo của một quần đảo.”
Từ ngữ Gulag
cũng còn được biết không phải chỉ là trại tập trung giam cầm con người mà còn là hệ thống nô lệ lao động của Sô Viết khi xét tới các
hình thức tổ chức trại như trại lao động, trại trừng phạt, trại
chính trị và hình sự, trại giam phụ nữ, trại giam trẻ em, trại
chuyển tiếp.
Song song đó, Gulag
cũng có nghĩa là hệ thống đàn áp của Sô Viết, một thời tù nhân
gọi nó là
“cối nghiền thịt người” vì các thủ tục trong trại như bắt giữ, thẩm vấn, chuyên chở tù
bằng xe chở súc vật, lao động cưỡng bức, phá hủy gia đình, những năm
lưu đày, những cái chết sớm và không cần thiết.
Một số tác giả khảo sát tất cả trại tù trên khắp đất Liên Sô
từ 1917-1991 là Gulag. Cũng có một số tạo ra từ ngữ hiện nay nhưng không có
liên hệ gì tới Liên Sô như khi gọi “Gulag của Bắc Hàn”…
Nhóm chữ “Trại
Lao Động Cải Tạo”
do Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản
Liên Sô đề nghị chính thức trong khóa họp ngày 27/7/1929 để thay thế
cho nhóm chữ “Trại Tập Trung” mà trước đó thường được dùng.
Thông thường trong xã hội
Nga gọi người tù là "zeka" hay "zek". Trong chữ Nga,
tù nhân được gọi "заключённый" (zakliuchyonnyi) viết tắt trong giấy tờ là 'з/к', được phát âm 'зэка' (zeh-KA), dần dần quen miệng gọi là 'зек' (zek).
Trên toàn Liên Bang Sô Viết
có ít nhất 476 trại tù lao động
khổ sai, mỗi một trại chứa hàng trăm hay hàng ngàn tù nhân. Ước
lượng có khoảng 5 tới 7 triệu tù
nhân trong các trại tù Sô Viết vào bất cứ thời điểm nào. Sau này
trong các trại tù còn giam cầm các nạn nhân thời kỳ thanh trừng của
Stalin và các tù binh thời Đệ Nhị Thế Chiến. Có tới khoảng 10% tù nhân chết mỗi năm. Trong số
91.000 người Đức bị bắt sống sau trận đánh Stalingrad chỉ còn có 6.000 người sống sót trong Gulag để trở về quê hương.
Những trại tù được coi là
tồi tệ nhất nằm ở vùng Biển Bắc Cực, đó là Kolyma, Norilsk
và Vorkuta. Hơn 18 triệu người từng bị
nhốt giam trong Gulag và hàng triệu người bị trục xuất lưu
đày tới các vùng đất xa xôi của Cộng Sản Liên Sô.
Hàng chục ngàn tù nhân trong các trại lao động trở thành “loại nhiên liệu” bí mật cho các “Kế Hoạch
Ngũ Niên” của chế độ Xã Hội Nghĩa Sô Viết và các dự án khổng
lồ như công trình xây dựng Kinh Biển Baltic - Biển Trắng, Kinh Sông Volga -
Sông Moscow, Đập và Nhà Máy Thủy Điện Dneprostroi, Trung Tâm Kỹ Nghệ Magnitka.
Trong thời kỳ từ tháng 7/1929 tới 1/1/1934, số lượng tù nhân
bị giam giữ trong các trại lao động gia
tăng gấp 23 lần.
Các báo chí xuất bản chính thức và định kỳ trình bày các
trại lao động như công cụ “tái giáo dục” làm thay đổi tư duy con người và biến đổi họ trở thành người
tận tụy xây dựng Chủ Nghĩa Cộng Sản.
Khi Cộng Sản Cướp Đoạt Chính Quyền Bằng Bạo Lực
Nhân Dân Tay Xách Nách Mang Đầu Đội Hành Trang
Lũ Lượt Lên Đường Vào... Trại Tù.
Ảnh
nguồn: hồ sơ Gulag
The Gulag Archipelago “Quần Đảo Ngục
Tù”
1/ Tổng quát
Đây là quyển tiểu thuyết lịch sử viết trên bối cảnh hệ thống
trại tập trung và cưỡng bức lao động thời Cộng Sản Sô
Viết độc tài. Các dữ kiện trong sách là do lời kể của nhân chứng, các tài
liệu nghiên cứu cũng như chính kinh nghiệm riêng của tác giả Aleksandr Solzhenitsyn khi bị giam cầm trong Gulag.
Tác phẩm được viết
trong thời gian từ 1958-1968, được xuất bản ở Phương
Tây năm 1973, sau đó được phát hành bí mật trong xã hội Sô Viết cho
tới khi được xuất
bản chính thức năm 1989.
Cái tên Gulag chỉ
hệ thống trại tù cưỡng bức lao động. Tên gốc quyển sách là ”Arkhipelag Gulag” được chuyển âm từ Nga Ngữ. Danh từ archipelago (trong Anh
Ngữ có nghĩa quần đảo) để so sánh hệ thống trại lao động khổ nhục trải dài trên toàn cõi Liên Bang Sô Viết như “chuỗi quần đảo” mênh mông chỉ những ai
bất hạnh khi bị đưa tới đó mới biết được.
2/ Cấu trúc và cơ sở sự thật
Về mặt cấu trúc, tác phẩm
được chia thành 7 phần trong 3 tập, Tập 1 gồm Phần 1 - 2, Tập 2 gồm Phần 3
- 4, Tập 3 gồm Phần 5
- 7.
Ở Tập 1,
tác phẩm đã dần theo lịch sử hệ thống trại cưỡng bức lao động và
trại tập trung của Sô Viết từ năm 1918 tới 1956 bắt đầu với
sắc luật đầu tiên do Lenin ký thời gian ngắn sau “Cách Mạng Tháng
10”, điều này đặt khuôn khổ pháp lý và thực tế cho nền kinh tế nô
lệ lao động và hệ thống trại tập trung.
Kế đến tác phẩm mô
tả và thảo luận nhiều đợt thanh trừng, các phiên tòa trình diễn và
đặt chúng trong bối cảnh phát triển lớn hơn của hệ thống Gulag.
Tác giả cũng chú ý
đặc biệt tới phát triển pháp lý và quan liêu của hệ thống Gulag. Câu
chuyện về lịch sử và pháp lý chấm dứt năm 1956 vào thời gọi là ”Diễn Văn Mật” được Nikita
Khrushchev đọc tại Đại Hội
Đảng Lần Thứ 20 năm 1956, trong đó tố cáo tệ trạng tôn thờ chủ nghĩa cá nhân
vây quanh Stalin, quyền lực chuyên chế và hệ thống cảnh sát do thám,
mật vụ tràn lan vào thời kỳ Stalin.
Mặc dù bài diễn văn không
được công khai trong toàn xã hội Sô Viết sau đó, nó cũng đánh dấu sự
phá vỡ mối liên hệ với những tội ác ghê tởm nhất trong hệ thống
trại tập trung. Tuy nhiên Solzhenitsyn cũng quan tâm tới mô hình hệ thống Gulag đã tồn tại có thể được
những kẻ cầm
đầu chính quyền trong tương lai phục hồi và mở rộng.
Dù các cố gắng của Solzhenitsyn và nhiều người khác đối đầu với sự xấu hổ của
hệ thống Sô Viết, hiện thực của trại tù Gulag tiếp tục là đề tài
cấm kỵ ít nhiều trong thập niên 1980.
Trong khi Nikita Khrushchev, đảng
và người ủng hộ Sô Viết ở Phương Tây muốn coi hệ
thống Gulag như hậu quả từ đường lối sai lầm của Stalin, còn Solzhenitsyn và nhiều người trong phe đối lập với chính quyền
lại khảo sát đó là sai lầm có hệ thống từ hậu quả không thể tránh
được của nền văn hóa chính trị Cộng Sản toàn trị chuyên chế của Sô Viết.
Quan điểm này không
được ưa thích về mặt chính trị trong và ngoài Sô Viết thời Chiến Tranh Lạnh, tuy
nhiên sau này khi Liên Sô sụp đổ đã trở thành quan điểm thịnh hành
của giới cầm bút và học giả.
Song song với câu chuyện về mặt pháp
lý và lịch sử, tác phẩm còn đề cập tới thân phận của Zek (tù nhân
chính trị) trong hệ thống Gulag, bắt đầu với việc bắt giữ, phiên tòa
trình diễn, sự giam cầm đầu tiên, việc chuyên chở tới các quần đảo
Gulag, sự đối xử với tù nhân và điều kiện sống trong nhà tù, những
nhóm nô lệ lao động và nhà tù đặc biệt để giam các nhà khoa học và
kỹ thuật gia, nổi loạn và đình công trong trại, việc thực hiện các
án lưu đày nội xứ sau khi hết án chính trong Gulag, từ chuyện bình
thường của đời sống tù nhân cho tới những chuyện hệ trọng trong
Gulag.
Một phần dùng kinh nghiệm tù nhân trong nhà tù đặc biệt, tác giả
còn ghi lại lời kể của 227 tù nhân đồng nạn, những
tù nhân này cung cấp câu chuyện mắt thấy tai nghe làm căn bản cho
quyển tiểu thuyết.
Một chương trong Tập 3
do tù nhân tên Georgi Tenno viết, Solzhenitsyn có đề nghị Georgi Tenno là đồng tác giả tác phẩm ”Quần Đảo Ngục Tù” nhưng Tenno từ chối.
Các dữ kiện tập họp trong tác phẩm hoàn toàn là do nhân chứng thuật
lại, cùng kinh nghiệm bản thân trải qua và những tài liệu kèm theo
đã làm cho các cố gắng nói xấu, bôi đen tác phẩm sau đó của KGB và nhà nước Cộng
Sản Sô Viết trở thành không tác dụng.
Phần nhiều tác động của tác phẩm khởi đi từ các câu chuyện chi tiết
của cuộc thẩm vấn thông thường, lối sỉ nhục trong nhà tù,
thảm sát và hành động vô nhân.
Tác Giả
Anne
Applebaum.
Ảnh nguồn:
wiki.
|
(*) Anne
Applebaum sinh ngày 25/7/1964 tại Washington,
DC- Hoa Kỳ, nhà báo và tác giả đoạt Giải Pulitzer, bà viết
nhiều đề tài liên quan tới Chủ Nghĩa Cộng Sản và sự phát triển xã
hội dân sự ở Đông Âu và Liên Sô/Nga.
Quyển sách đầu tiên của Anne Applebaum ”Between East and West” (Giữa Đông Và Tây), nói về du lịch được trao
Giải Adolph
Bentinck năm 1996. Tác phẩm thứ nhì “Gulag: Một Lịch Sử”
xuất bản năm 2003 được giải thưởng 2004 của
Pulitzer.
Ủy Ban Pulitzer nhận
xét về “Gulag: Một Lịch Sử” như sau:“tác phẩm quan trọng của sự uyên bác lịch sử và sự
đóng góp khó quên đối với công cuộc tìm kiếm cần thiết, tiếp tục,
phức tạp, vì sự thật.”
Phạm Hoàng Tùng
biên soạn
Nguồn
tham khảo và dữ kiện được trích từ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét