Một
Kiểu Trại Tù Ở Sô Viết
Được Che Giấu Dưới
Cái Tên
Psikhushka là tiếng thông dụng của Nga để chỉ Bịnh Viện
Tâm Thần hay Nhà
Thương Điên. Đây là nơi
chữa trị y học bắt buộc trong nhà tù tâm thần, khi sử dụng phương
tiện này, chế độ Sô Viết muốn cô lập tù nhân chính trị với xã hội
bên ngoài, làm tổn hại thân thể và tinh thần cũng như phá vỡ các
chống đối của người tù
chính trị. Điều này đồng nghĩa với kiểu tra tấn, trừng phạt.
Lời
giải thích chính thức của chế độ độc tài là “không có người tỉnh táo nào biện luận
hùng hồn chống lại chính
quyền Sô Viết và Chủ Nghĩa
Cộng Sản” . Ý họ muốn nói rằng những kẻ chống lại chính quyền Cộng Sản Liên Sô thường là người mắc chứng tâm
thần??? Nên hiểu ngược lại, những kẻ chủ trương xây dựng Chủ Nghĩa Xã
Hội, Chủ Nghĩa Cộng Sản!!! đều mắc bịnh loạn tưởng.
Biện
pháp sử dụng bịnh viện tâm thần để đàn áp người bất đồng
chính kiến đã trở nên thông dụng hơn sau
khi giải tán chính thức hệ thống Gulag.
Psikhushka được
sử dụng và biết thường xuyên hơn trong Anh Ngữ từ lúc phong trào
chống đối chính trị ở Liên Sô được biết nhiều ở Phương Tây.
Lịch sử
Psikhushka được
sử dụng từ cuối thập niên 1940 và trong suốt “Thời Kỳ Cởi Mở Của Khrushchev” vào thập niên 1960. Một trong những Psikhushka đầu tiên là Bịnh Viện Nhà Tù Tâm Thần ở Kazan,
nhà tù này được chuyển giao cho cơ quan an ninh mật NKVD
kiểm soát năm 1939 do lịnh của Lavrentiy Beria.
Vào ngày 29/4/1969,
nhân vật đứng đầu KGB, Yuri Andropov, đệ trình lên Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản
Liên Sô kế hoạch thành
lập hệ thống Psikhushka.
Alexander Sergeyevich Esenin-Volpin (Alexander
Esenin-Volpin) là một
trong những người bất đồng chính kiến bị đưa vào nhà tù tâm thần
chế độ Sô Viết khi loại nhà tù này đầu tiên được sử dụng để đàn
áp chính trị.
Ông
sinh năm 1924 tại Liên Sô, là tù nhân chính trị, nhà thơ và nhà
toán học. Volpin, lãnh đạo phong trào nhân quyền, trải qua 14 năm
tù giam, bị đàn áp chính trị trong các nhà tù, trong Psikhushka, và bị chính quyền Sô Viết lưu đày .
Alexander
Esenin-Volpin bị đưa vào nhà tù tâm
thần năm 1949 vì tội “làm thơ chống Sô Viết”, năm 1959 ông chuyển
lén samizdat (tài liệu tự in tự
phát hành để tránh nhà nước Cộng Sản
kiểm duyệt tịch thu) ra hải ngoại bao gồm một
tác phẩm của ông về “Triết Học Tự Do”, năm 1968 ông lại chuyển tài
liệu ra hải ngoại lần nữa. Tháng 5/1972 Alexander Esenin-Volpin đi đến Hoa Kỳ sinh sống.
Tâm Thần Học chính thức
của Sô Viết bị cho là lạm dụng sự chẩn đoán bịnh loạn tinh thần. Theo
các giáo sư của Học Viện Serbsky Moscow ”thông thường nhất các ý kiến về
cuộc đấu tranh vì sự thực và bình đẳng được hình thành do các
tính cách với cấu trúc hoang tưởng”.
Một số trong các kẻ lạm
dụng việc chẩn đoán bịnh tâm thần thì mang đẳng cấp cao trong cơ quan
cảnh sát mật của Sô Viết như Danil Luntz nổi
tiếng, nhân vật được Viktor
Nekipelov miêu tả “không có các bác sĩ hình sự nào tốt hơn nữa những người đã
thực hiện cuộc thí nghiệm vô nhân đạo trên thân thể tù nhân trong các
trại tập trung của Quốc Xã Đức”.
Những cá nhân không điên lại bị
chẩn đoán như là người mắc chứng bịnh tâm trí, một là được gửi tới
các Nhà Thương Tâm Thần bình thường hoặc thực sự đặc biệt nguy hiểm
cho chế độ thì được gửi tới Bịnh Viện Tâm Thần Đặc Biệt do MVD (thuộc cơ quan NKVD) trực tiếp điều khiển.
Sự chữa trị bao gồm
nhiều hình thức như
kiềm chế, cho điện giựt, dùng ma túy, thuốc an
thần và insulin làm ảnh hưởng lâu dài cho con người, đôi khi tù nhân
còn bị đánh đập. Viktor
Nekipelov diễn tả việc sử dụng thủ tục y học
vô nhân đạo như việc rút nước tủy sống
người tù (tủy
sống nằm ở vùng xương thắt lưng, nơi đây có hệ thần kinh quan trọng
điều khiển toàn bộ vận động của cơ thể, bị chấn thương nơi đây gây ra
bịnh tê liệt).
Có ít nhất 365 người bị
đối xử theo
“định nghĩa điên vì lý do chính trị” ở Liên Sô, chắc chắn có hơn hàng trăm người.
Học Viện Serbsky Moscow hay còn được gọi Học Viện Serbsky Moscow Về Bịnh Tâm Thần Điều Tra Pháp Lý Và Xã Hội. Đây thực sự là
một Nhà Thương Tâm Thần và là trung tâm chính yếu cho các điều tra
pháp lý liên quan tới bịnh tâm thần trong Liên Bang Sô Viết.
Bịnh
viện kiểu này
nhận được nhiều phản ứng tiêu cực trong công luận do vì nhiều người
bất đồng chính kiến ở Liên Sô bị
giam cầm, tra tấn ở đó.
Học
Viện được thành lập năm
1921, được đặt tên theo chuyên gia Tâm Thần Học Vladimir
Serbsky. Một trong những mục đích được phát
biểu là điều tra pháp lý về bịnh tâm thần cho các tòa án hình sự.
Học Viện Serbsky Moscow đã hướng dẫn hơn 2.500 cuộc lượng định theo lịnh tòa án mỗi năm. Học
Viện cũng giữ vai trò hàng đầu trong việc nghiên cứu nhiều loại khác
nhau về chứng rối loạn tâm thần, chấn thương não, nghiện ma túy,
chứng ghiền rượu.
Một trong những nạn nhân
của Học Viện Serbsky Moscow là Viktor
Aleksandrovich Nekipelov (Viktor Nekipelov), ông
sinh năm 1928 tại Harbin - Trung Quốc, mất năm 1989 tại Paris - Pháp. Viktor Nekipelov là
nhà thơ, người bất đồng chính trị, nhà hoạt động nhân quyền.
Năm 1968, ông tham gia cuộc
biểu tình chống lại việc Liên Sô chiếm đóng Czechoslovakia và bị bắt giữ, sau đó bị chữa trị bắt buộc trong Học Viện Serbsky Moscow. Sau này (1980) ông viết quyển sách có tựa ”Học Viện Ngu Đần” diễn tả lại những ngày bị giam giữ trong
nhà thương điên đó.
Năm
1973, ông bị kết án hai năm trong trại lao động, sau đó được phóng
thích. Viktor Nekipelov là
thành viên của Nhóm Quan Sát Helsinki. Năm 1979 ông lại bắt giữ và bị
kết án 7 năm tù trong trại lao động và lưu đày 5 năm. Được phóng thích năm 1987, Viktor
Nekipelov nhập cư ở Pháp và chết tại đó.
Sự lạm dụng Bịnh Tâm Thần của Sô
Viết bị phơi bày:
Ảnh
nguồn: wiki.
|
Sự kiện này thúc
đẩy các nhà hoạt động nhân quyền trên thế giới lao ngay vào cuộc tìm
kiếm, điều tra, bao gồm cả trong lãnh thổ Liên Sô.
Tháng 1/1972, chính quyền
Sô Viết ra lịnh tống giam Bukovsky 7 năm
và thêm 5 năm lưu đày vì liên lạc chính thức với các nhà báo nước
ngoài, sở hữu và phân phối tài liệu bị ngăn cấm (theo
Điều 70-1).
Vladimir
Bukovsky cùng với một bạn tù khác trong trại tù Vladimir,
chuyên gia tâm lý Semyon Gluzman, bỏ công soạn sách giáo
khoa loại bỏ túi có tựa “Chỉ Dẫn Về Tâm Thần Cho Người Bất Đồng” nhằm giúp người bất đồng chống lại sự lạm dụng của chính
quyền.
Vladimir Bukovsky bị
giam trong nhiều nhà tù tâm thần vì quan điểm chính trị khác với nhà cầm quyền. Tháng 12/1976 khi đang bị tù giam, Bukovsky được mang ra làm con tin trao đổi với cựu lãnh đạo Cộng Sản
Chile là Luis Corvalán. Từ
năm 1976, Bukovsky sống ở Cambridge
- Anh, tập chú vào môn Sinh Lý Học Thần Kinh và viết
sách.
Năm 1983, Bukovsky cùng với Vladimir Maximov và Eduard
Kuznetsov đồng thành lập tổ chức Resistance International - Tổ Chức Chống
Cộng Quốc Tế và ông được bầu chọn làm Chủ Tịch.
Tháng 4/1991, Vladimir Bukovsky viếng
thăm Moscow lần đầu tiên kể từ khi bị trục xuất lưu đày. Trong thời
gian sắp xảy ra chiến dịch của Boris Yeltsin
vận động bầu cử Tổng Thống năm 1991, Bukovsky được xem xét như là 1
trong các ứng viên có thể ở trong vị trí Phó Tổng Thống nhưng sau đó
có ứng viên khác được đưa vào chỗ này.
Tháng 1/2004 Vladimir Bukovsky cùng với Garry Kasparov, Boris Nemtsov,
Vladimir V. Kara-Murza và nhiều người khác, đồng thành lập Ủy Ban 2008,
một tổ chức có
mục đích bảo trợ của phe Đối Lập Dân Chủ Nga, cũng như bảo
đảm cuộc bầu cử Tổng Thống 2008 tự do và công bằng.
Vào ngày 28/5/2007, Bukovsky đồng ý trở thành ứng viên chức Tổng Thống Liên Bang Nga trong
cuộc bầu cử năm 2008...
Năm 1971, Viện Sĩ Hàn Lâm
về vật lý học nổi tiếng là Andrei
Sakharov ủng hộ sự phản đối của hai tù nhân
chính trị V. Fainberg và V.
Borisov, những người thực hiện cuộc tuyệt thực chống lại “sự chữa trị cưỡng bức với phương pháp gây tổn hại tới hoạt động tâm trí” tại Bịnh
Viện Tâm Thần Leningrad.
Vì những hoạt động bảo
vệ nhân quyền, Sakharov bị đuổi khỏi Viện Hàn Lâm Khoa Học Sô Viết và
bị đưa đi đày nội xứ.
Phản ứng từ
Hiệp Hội Bịnh Tâm Thần Thế Giới
Khi những ưu tư đầu tiên
được nêu lên tại Hiệp Hội Bịnh Tâm Thần Thế Giới (World Psychiatric Association/ WPA), đoàn đại biểu Sô Viết đe
dọa rút ra khỏi tổ chức này và WPA từ chối can dự vào vấn đề.
Khi số lượng tài
liệu ghi chép về các trường hợp lạm dụng tiếp tục gia tăng và các
cuộc phản đối của quốc tế cũng bắt đầu tăng lên, WPA thay đổi lập
trường, đề ra qui tắc đạo đức làm việc cho các thành viên cũng như
thành lập các tổ chức điều tra nhằm bó buộc các thành viên tổ chức
phải tuân thủ nguyên tắc đạo đức.
Ủy ban đầu
tiên chống lại việc lạm dụng Tâm Thần Học vì lý do chính trị được
thành lập tại Geneva năm 1974. Năm 1977, Đại Hội Thế Giới WPA tại
Honolulu đề ra Tuyên Bố Hawaii, tài liệu đầu tiên giới thiệu các tiêu
chuẩn đạo đức căn bản hướng dẫn việc làm cho các chuyên gia tâm thần
khắp thế giới.
Đại Hội lần đầu tiên chính
thức kết án nhà
nước Liên Bang Sô Viết do Đảng Cộng Sản Liên Sô cầm đầu đã
lạm dụng bịnh tâm thần vì mục tiêu chính trị. Năm 1982, đối
diện với việc sắp bị trục xuất khỏi WPA, đoàn đại diện Sô Viết
tự nguyện rút lui khỏi Hiệp Hội và vào năm 1983, Đại Hội Thế Giới
WPA ở Vienna đề ra Quyết Nghị đặt những điều kiện nghiêm ngặt trong việc
xem xét cho Sô Viết tái gia nhập Hiệp Hội.
Đợt vận động ”glasnost” của Mikhail
Gorbachev đóng góp quan trọng trong việc phơi
bày thêm các chứng cứ đàn áp của hệ thống chính trị Sô Viết. Năm
1989, hai năm trước khi Liên Bang Cộng Sản Sô Viết sụp đổ, đoàn đại
biểu Sô Viết tại Đại Hội Thế Giới WPA tổ chức ở Athens thừa nhận ở Liên Sô thực sự đã xảy
ra lạm dụng bịnh tâm thần một cách hệ thống vì mục tiêu chính trị.
Thời kỳ Hậu
Sô Viết
Yuri Budanov
đang ngồi nghe xử
tại tòa.
Ảnh nguồn: wiki.
|
Khi tội phạm chiến
tranh Yuri Budanov (cựu
Đại Tá Nga phạm tội ác
tại Chechnya) bị khám nghiệm tại Học Viện Serbsky Moscow năm 2002, một ủy ban hướng dẫn cuộc thẩm vấn do Tamara Pechernikova cầm đầu - Tamara Pechernikova trước đầy từng kết
án Nhà Thơ Natalya Gorbanevskaya (sinh 1936) – và
Budanov lại được cho là không có
tội vì lý do
“mất trí tạm thời”. Đây rõ ràng là sự thiên vị vì động lực chính trị.
Sau khi công chúng
nổi cơn thịnh nộ, Yuri Budanov lại bị tìm ra là người có tâm trí bình thường do một
ủy ban khác trong đó có Georgi Morozov tham dự, Georgi Morozov trước đây từng tuyên bố nhiều người bất đồng chính kiến bị
bịnh tâm thần, thời Sô Viết chưa sụp đổ, khi ông làm Giám
Đốc Học Viện Serbsky Moscow.
Có nhiều báo cáo trong
những năm 2000, chính quyền Nga giam giữ những người bị cho là “rắc
rối” trong các cơ quan chuyên về tâm thần. Đài BBC tường thuật một
người bất đồng nổi tiếng là Larisa Arap
(sinh năm 1958) bị cưỡng giam tại một dưỡng đường
tâm thần ở Apatity. Bà được phóng thích
ngày 28/8/2007 sau 46 ngày bị giam.
Người ta cũng chú ý tới
câu chuyện của nhân vật bất đồng nổi tiếng là Petro Grigorenko hay Petro Hrihorovich
Hryhorenko hoặc Pyotr Grigoryevich Grigorenko (1907-1987), một Tư Lịnh trong Hồng Quân Sô Viết ở cấp Thiếu Tướng, gốc người
Ukraine, sau này là người hoạt động nhân quyền, tác giả.
Năm
1961, Grigorenko chỉ trích chính sách của Nikita Khruschev và
bị chuyển tới vùng Viễn Đông Liên Sô như một biện pháp trừng phạt. Năm 1963, ông
thành lập Liên Hiệp Đấu Tranh Vì Sự Phục Hồi Chủ Nghĩa Lenin.
Trong thập niên 1960, Grigorenko trở thành hội viên Nhóm Quan Sát Helsinki.
Chính quyền gửi ông vào trại tù Psikhushka từ
năm 1964-1965 và tước bỏ cấp
bậc quân đội, huân chương, cùng các lợi ích khác trong chế độ hưu trí.
Sau
khi được phóng thích, Grigorenko tích
cực tham dự vào cuộc đấu tranh cho sự tự trị của vùng Crimean Tatar. Ông cũng tham dự cuộc phản đối năm 1968 khi Liên Sô xâm lược
Czechoslovakia
và trở nên nhân vật hàng đầu trong Phong Trào Nhân
Quyền Sô Viết cùng với những người như Vladimir
Bukovsky, Andrei Sakharov, Alexander Yesenin-Volpin...
Ngày 7/5/1969, Grigorenko bị bắt giam 5 năm. Bác Sĩ Đại Tá Lunts chẩn đoán các hoạt động của Grigorenko như là chứng cứ phát sinh từ “paranoid schizophrenia” (bịnh loạn tinh thần hoang tưởng) và thu
xếp đưa ông vào bịnh viện nhà tù Chernyakhovsk.
Ngày 17/1/1971, Grigorenko được hỏi: liệu ông đã thay đổi niềm tin của ông
hay chưa? Grigorenko trả lời rằng: “niềm tin không giống như
mấy cái găng tay, người ta không thể thay đổi niềm tin dễ dàng”.
Grigorenko cũng
là người đầu tiên đặt câu hỏi về cách giải thích lịch sử Sô Viết
vào giai đoạn đầu Đệ Nhị Thế Chiến, khiến cho Quốc Xã Đức chiếm
được thế thượng phong ngay từ lúc mở cuộc tấn công thình
lình và nhanh chóng.
Phạm Hoàng Tùng
biên soạn.
Nguồn
tham khảo và dữ kiện được trích từ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét