TÌNH CẢNH PHỤ NỮ BỊ GIAM
TRONG GULAG
Một cảnh sinh hoạt của nữ
tù
trong Gulag, họ sống chen
chúc
thiếu được sưởi ấm.
Phụ nữ bị giam cầm
trong Gulag là thành phần tù nhân chịu đựng tổn thất to lớn về tinh
thần và thể xác. Những nhân viên nam giới làm việc cho trại tù, lính
bảo vệ trại tù và ngay cả nam tù nhân cũng đôi khi cưỡng hiếp, lạm
dụng thể xác nữ tù nhân.
Có một số người nữ tù
Gulag lấy chồng trong trại hay thường được gọi là “chồng
trại” để có người bảo vệ cũng như có người đồng hành trong cuộc sống
đen tối của
chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa.
Một số nữ tù đã
mang thai khi trên đường tới trại tù, có người mang thai khi sống trong
tù. Thỉnh thoảng trong đợt ân xá đặc biệt, cơ quan quản lý trại Gulag phóng
thích những nữ tù có thai hay đang nuôi con nhỏ.
Những người mẹ do bị cưỡng
bức lao động quá sức nên khi sinh con bị ảnh hưởng tới sức khỏe. Và
khi sinh xong, quản giáo trại tù lại mang đứa bé đặt vào trại đặc biệt nuôi trẻ mồ côi, thông thường khi ra
khỏi tù, người mẹ không bao giờ tìm lại được đứa con của mình.
Bà Eufrosinia
Kersnovskaya.
Ảnh nguồn:wiki
|
Trong thời Nội Chiến Nga, gia đình bà di chuyển tới vùng đất
thuộc quyền sở hữu của dòng họ ở Bessarabia và sống bằng nghề nông tại đây. Lãnh thổ Bessarabia chẳng mấy chốc được thống nhất với Romania .
Năm 1941, Bessarabia bị Liên Sô thôn tính và gia
đình Kersnovskaya (gồm Eufrosinia và mẹ bà)
bị đàn áp vì tội trước đây là cựu chủ điền.
Eufrosinia Kersnovskaya bị lưu đày tới
Siberia dưới hình thức người định cư ở
vùng lưu đày và phải làm công việc đốn cây nặng nhọc.
“Định cư ở vùng lưu đày” là từ ngữ của
chế độ Liên Sô chỉ thành phần bị buộc phải sống ở nơi xa xôi do nhà
nước chỉ định, những người này chưa bị nhốt tù nhưng bị giới hạn đi
lại nghiêm ngặt trong một địa phương, nhà nước Liên Sô dùng biện pháp
đàn áp chính trị này để khai khẩn các vùng đất xa xôi.
Bà cố gắng trốn thoát khỏi nơi lưu
đày nhưng bị bắt lại và bị kết án tử hình. Sau đó án tử hình
được thay bằng án 10 năm trong trại lao động. Bà bị giam qua các Trại
Lao Động Norilsk
ở Norillag,
làm công việc đào quặng mỏ.
Sau khi hết án cải tạo lao động,
Eufrosinia Kersnovskaya về sống tại Yessentuki
và viết hồi ký trong các năm 1964-1968. Hồi ký của bà được minh họa
bằng hàng trăm bức tranh giới thiệu những nét đặc trưng đời sống ở
Liên Sô, đặc biệt là trong Gulag.
Các bức tranh do bà vẽ còn nói lên được
phẩm chất đặc biệt của một tài năng từng bị chế độ Cộng Sản Liên
Sô cầm tù.
Eufrosinia
Kersnovskaya trải qua 12 năm trong các trại Gulag và viết hồi
ký trong 12 quyển sổ tay có 2.200.000 chữ trong đó bao gồm 680 bức tranh vẽ tay.
Eufrosinia Kersnovskaya bỏ
công copy tác phẩm của mình thành ba bản giống nhau để tránh bị cai tù Gulag lục soát, cướp đi rồi hủy bỏ.
Năm 1968, bạn bà đánh máy dưới dạng samizdat, in lại các bức tranh ở mặt sau tờ giấy. Những trích dẫn từ
tác phẩm này đầu tiên được xuất bản trong các tạp chí Ogonyok và Znamya năm 1990, sau đó trong báo The Observer
(tháng 6 năm 1990).
Về sau ở Đức và Pháp cũng phát hành
theo. Sau cùng vào năm 2001 với bản văn đầy đủ, tác phẩm nói về Gulag
của Eufrosinia Kersnovskaya được xuất bản tại Nga gồm 6 tập.
Đầu
tiên chúng tôi bị lột trần truồng
và bị xô đẩy vào một chỗ
bị vây bọc chung quanh
bị vây bọc chung quanh
bằng những tấm ván dài…
Ảnh nguồn: Hồi Ký
Evfrosiniia Kersnovskaia.
Bức tranh trên đây trong hồi ký của Evfrosiniia
Kersnovskaia mô tả như sau:
“Việc bị giải trại
lao động cải tạo hóa ra dẫn tới hậu quả sau cùng là bị làm nhục.
Đầu tiên chúng tôi bị lột trần truồng và bị xô đẩy vào một chỗ được vây
bọc chung quanh bằng những tấm ván dài bên trên không có mái che.
Trên đầu chúng tôi là
các vì sao đang lấp lánh, dưới bàn chân trần trụi của chúng tôi là
đống phân đông cứng. Cái chỗ có ván vây quanh thì chật chội nhưng
chứa tới 3 hay 4 người trần truồng, lạnh run.
Kế tiếp “những
cái chuồng nhốt chó cảnh” này được mở ra, trên thân người
không mảnh vải bị dẫn ngang qua cái sân trại để vào trong tòa
nhà đặc biệt nơi đây chúng tôi bị lục soát tất cả túi xách.
Mục tiêu của việc
lục soát là để cho chúng tôi không còn gì cả, những thứ có giá trị
đều bị tịch thu như áo len, găng tay hở ngón, vớ, áo trong và giầy
tốt. Mười tên cướp không xấu hổ tước đi vật dụng còn sót lại của
những người trơ trụi.
“Cải tạo” là điều gì đó tạo cho con người tốt hơn và ”lao động” làm
cho người ta cao quí. Nhưng “trại” không phải là nhà
tù”.
Việc
lục soát ban đêm…
Ảnh nguồn: Hồi Ký
Evfrosiniia Kersnovskaia.
Bức vẽ thứ hai trên đây được bà mô tả trong hồi ký như sau: “Việc lục soát ban đêm là
thủ tục mất đạo đức nhất, thường xuyên tái diễn. Tiếng cai tù la lớn:”Ngồi dậy! Cởi quần áo ra! Giơ hai tay lên! Bước ra khỏi phòng đi
vào hành lang! Xếp hàng dựa vào tường!”
Chúng tôi đặc biệt
sợ hãi bị lột hết quần áo. Tóc chúng tôi xõa bù xù. Họ tìm kiếm
cái gì nữa? Họ có thể lấy thêm cái gì của chúng tôi? Tuy nhiên, họ
vẫn còn kiếm được: họ rút những sợi giây để giữ chiếc váy và quần
áo lót của chúng tôi.”
Tù nhân nữ thông thường bị
chia thành toán 5 người khi được giao công tác lao động, họ bị áp tải
đi tới khu vực lao động và trở về khu giam giữ với những toán lính
canh luôn có súng bên mình.
Trong sinh hoạt tù
giam cải tạo như thế, cũng có nữ tù được cai tù nâng đỡ lên thành
“người giúp việc”.
Để được vị trí như
thế phải có sự đánh đổi, khi cai tù muốn thỏa mãn sinh lý, nữ tù
đó phải đồng ý cho hắn hưởng thụ thân xác mình, cạnh đó nữ tù
“chịu làm việc như thế” cũng mất đi thái độ ưa
thích của các bạn đồng tù.
Không có gì bền lâu
trong nhà tù, làm được “công việc phụ tá” cho cai tù thời gian ngắn rồi cũng bị cho qua một bên khi họ nghi
ngờ điều gì đó.
“Người Đàn Bà Ukraine
Không Nhà”, hình bên trên đây, chúng tôi sưu tầm và đưa thêm vào mục Phụ Nữ Trong Gulag để người đọc
thấy rằng trong xã hội Cộng Sản Liên Sô, giới phụ nữ sống khốn khổ, người “có
nhà ở”
nhưng lại là nhà tù, người không tù lại không nhà
cửa phải sống lang thang vất vưởng lại còn nuôi con nhỏ dại.
Đây chính là “thiên đường Xã
Hội Chủ Nghĩa của Marx - Lenin” .
Phạm Hoàng Tùng
biên soạn.
Nguồn
tham khảo và dữ kiện được trích từ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét