ĐƯỜNG XE LỬA BAIKAL AMUR
Tuyến đường sắt Baikal-Amur (chữ Nga: Байкало-Амурская Магистраль (Baikalo-Amurskaya Magistral’,
viết tắt là BAM) trải dài từ phía Đông
Siberia tới vùng
Viễn Đông Liên Sô, dài 4.234 km chạy song song và cách xa (về
hướng Bắc)
đường sắt xuyên Siberia chừng 700 km.
BAM
được chính
quyền Sô Viết xây dựng như
con đường chiến lược so với vị trí của tuyến đường sắt xuyên Siberia,
đặc biệt tại khu vực nằm sát biên giới Trung Quốc. Chi phí lên tới 14
tỷ Mỹ kim. Tuyến đường được xây với đường ray đặc biệt vì chạy xuyên
qua vùng đất bị đóng băng thường xuyên quanh năm.
Đường xe lửa xuyên Siberia (Tây Bá Lợi Á) là hệ thống đường nối liền Moscow và phần
Châu Âu của Nga với các tỉnh vùng Viễn Đông của Nga (trước là Liên Sô), Mông Cổ, Trung Cộng và Biển Nhật Bản. Đường xe lửa này dài
9.259 km.
Hệ thống đường BAM hiện tại, đầu tiên được khảo sát vào năm 1880
như là sự lựa chọn khu vực phía Đông của đường xuyên Siberia. Khu vực
từ Tayshet tới Bratsk được xây dựng trong thập niên 1930.
Hầu hết các đoạn đường sắt thuộc vùng
Viễn Đông Liên
Sô được làm trong các năm 1944 tới 1946, chính yếu là
dùng sức lao động tù nhân Gulag bao gồm người Đức, tù binh Nhật Bản,
ước lượng có tới 150.000 tù nhân
đã mất mạng khi bị cưỡng bức lao động
nhằm hoàn thành tuyến đường này.
Năm 1953, sau cái chết của Stalin, tất cả công việc xây dựng trên
tuyến đường xe lửa dài này bị ngưng hoạt động và tuyến đường bị
ngăn cấm sử dụng cho tất cả mọi người trong hai mươi năm.
Tuy nhiên lợi ích của con đường không phai nhạt
trong giới cầm đầu Cộng Sản Liên Sô dù khi mối quan hệ căng thẳng với Trung Cộng ở khu vực biên giới không giảm bớt. Có lần Trung Cộng tấn công vào tuyến đường sắt Siberia ở sát biên
giới nước họ khiến cho việc vận chuyển tới vùng Viễn Đông bị cắt đứt.
Tù nhân làm Đường Xe Lửa BAM.
Ảnh
nguồn: wiki.
CÁC VỊ TRÍ XÂY CẤT TRẠI TÙ
Tổng Thể
Vào những ngày đầu
của địa ngục
trần gian Gulag do chế độ Cộng Sản khai sinh, một
cách đặc biệt, các tu viện xa xôi thường được tái sử dụng làm khu
vực dành cho các trại tù mới.
Khu vực trên đảo
Solovetsky
(Solovki) ở Biển Trắng (Bạch Hải) là một trong các trại tù đầu tiên và khét tiếng man rợ nhất
trong năm 1918 ngay sau “Cách Mạng Tháng 10”.
Tên thông thường để
gọi hòn đảo là "Solovki" đã đi vào tiếng bản địa
đồng nghĩa với trại tù cưỡng bức lao động khi đề cập tới
một cách tổng quát.
Trại Tù Solovki được giới
thiệu với thế giới bên ngoài như một kiểu mẫu của đường lối Sô Viết
mới trong việc
“tái giáo dục những kẻ thù giai cấp” và hội nhập họ vào xã hội Sô Viết bằng lao động (chính yếu là tay chân, để phân biệt với lao động trí óc).
Những tù nhân đầu
tiên, phần quan trọng là giới trí thức Nga được hưởng sự tự do tương
đối với khung cảnh thiên nhiên giới hạn trên đảo. Các tờ báo địa
phương, các tạp chí được biên tập và ngay cả một số nghiên cứu khoa
học được thực hiện như một vườn bách thảo được duy trì nhưng sau đã biến
mất hoàn toàn,
khi Cộng Sản lộ nguyên hình.
Sau cùng Trại Solovki bị
biến thành một trại Gulag bình thường (theo nghĩa Gulag là đói khát,
làm việc quá mức, không đủ quần áo ấm trong Mùa Đông, bị đàn áp
khắc nghiệt, 10 người vào Gulag chỉ có 1 hay hai người sống
sót...).
Có một số sử gia cho rằng
Solovki là trại thí điểm cho loại này. Maxim Gorky,
một nhà văn cúi đầu, viếng thăm Trại Tù Solovki năm 1929 (theo lịnh Stalin) và đã công bố lời tạ lỗi.
Với việc nhấn mạnh ý nghĩa mới về Gulag như phương tiện tập trung khai thác sức lao động rẻ,
lúc đó các trại
tù mới được xây dựng trên khắp lãnh thổ Sô Viết.
Nhiều công trình liên hệ tới kinh tế hay các phương tiện trong các thành
phố lớn cũng sử dụng nhân lực nô lệ là tù nhân, như Kinh Biển Trắng – Biển Baltic, Tuyến Đường Sắt Baikal - Amur, Hệ thống xe điện ngầm
Moscow, Đại Học Quốc Gia Moscow.
Thêm nhiều kế hoạch trong
thời kỳ Công Nghiệp (Kỹ
Nghệ) Hóa nhanh ở thập niên 1930, thời chiến, thời hậu
chiến được hoàn thành bằng sức lao động của tù nhân. Các hoạt động
của trại Gulag mở rộng khắp trong nền công nghiệp (kỹ nghệ) Sô Viết.
Trại cưỡng bức lao động ở
vùng Taiga.
Ảnh nguồn: wiki.
Đa số các trại Gulag được định vị trong miền cực xa xôi thuộc vùng
Đông Bắc Siberia, nhóm trại nổi tiếng nhất là Sevvostlag (mang
tên Các Trại Đông Bắc) nằm dọc theo sông Kolyma, Trại Norillag gần Norilsk, và trong vùng Đông Nam Sô Viết, phần lớn ở vùng đồng cỏ mênh mông của Kazakhstan.
Đây là các vùng đất rộng
lớn mà cư dân lại thưa thớt, không có nguồn thực phẩm nhưng giàu
khoáng sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác như gỗ và không có đường giao thông, thực sự việc làm đường sau này được
trại tù chỉ định cho tù nhân thực hiện.
Trại Sevvostlag (Trại Lao Động Cải Tạo Vùng Đông Bắc) là hệ thống trại cưỡng bức lao động được
thành lập nhằm thỏa mãn yêu cầu nhân lực của Tổ Chức Xây Dựng (Dalstroy) ở vùng Kolyma vào tháng 4/1932.
Về mặt tổ chức, Sevvostlag là một phần của Dalstroy và dưới sự quản trị của Hội Đồng Quốc
Phòng Và Lao Động của Nhà Nước Liên Sô, những trại này chính thức
được đặt dưới quyền của cơ quan an ninh OGPU sau này là Ban Giám Đốc NKVD Vùng Đông
Bắc.
Ngày
4/3/1938, Sevvostlag được tái phụ thuộc vào Gulag NKVD (một bộ phận của cơ quan an
ninh NKVD đặc trách về trại tù Gulag). Năm 1942 lại tái phụ thuộc vào
Dalstroy.
Năm 1949 lại được đặt tên Ban Giám Đốc Trại Lao Động Cải Tạo Dalstroy. Năm 1953, sau cái chết của Stalin, với sự cải
cách hệ thống hình sự Sô Viết, Sevvostlag lần nữa lại tái phụ
thuộc vào Gulag và sau này sửa đổi thành Ban Giám Đốc Các Trại Lao
Động Cải Tạo Đông Bắc.
Tù
nhân Trại Sevvostlag bị buộc phải phục vụ cho mục tiêu của Dalstroy, chính yếu là khai thác mỏ vàng, xây dựng đường,
bao gồm công trình nổi tiếng là Xa Lộ Kolyma mà đã chôn vùi bao thân xác
tù nhân nô lệ trong chế độ Cộng Sản độc tài...
Phạm Hoàng Tùng
biên soạn.
Nguồn
tham khảo và dữ kiện được trích từ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét