KINH ĐÀO NỐI
BIỂN BALTIC & BIỂN TRẮNG -
CÔNG TRÌNH XÂY TRÊN
XƯƠNG MÁU TÙ NHÂN GULAG
BIỂN BALTIC & BIỂN TRẮNG -
CÔNG TRÌNH XÂY TRÊN
XƯƠNG MÁU TÙ NHÂN GULAG
Biển Trắng.
Ảnh nguồn: map google.
Biển
Trắng hay Bạch Hải (White Sea) là một
vịnh nhỏ của Biển Barents
ở bờ biển Tây Bắc Liên Sô. Biển Trắng được Karelia bao chung quanh ở hướng Tây, bán đảo Kola ở hướng Bắc, và bán đảo Kanin ở Đông Bắc. Archangel,
một hải cảng
quan trọng nằm trên Biển
Trắng.
Trong lịch sử Nga, đây là trung tâm giao dịch
kinh tế đường biển quốc tế chính yếu của quốc gia được Pomors
(người định cư bờ biển) kiểm soát. Trong thời hiện
đại, Biển Trắng trở thành căn cứ tàu ngầm và hải quân
quan trọng của Liên Sô (sau này là Nga).
Kinh Baltic - Biển
Trắng nối liền Biển Trắng với Biển Baltic. Toàn thể Biển Trắng
thuộc chủ quyền của Liên Sô và được coi như vùng biển trong đất liền.
Có 4 vịnh quan trọng
trong Biển Trắng, từ Đông qua Tây bao gồm: vịnh
Kandalaksha, vịnh Onega, vịnh Dvina, và vịnh Mezen. Nhóm đảo chính yếu trên Biển Trắng là Solovetsky. Đảo
Kiy nằm trong vịnh Onega
(khu vực có hồ Onega) thì
được nhiều người biết vì nơi đây có một tu viện lịch sử sau bị biến
thành Trại Tù Solovetsky khét tiếng trong chế độ Cộng Sản Liên Sô.
Kinh Biển Baltic - Biển Trắng
(chữ Nga: Belomorsko-Baltiyskiy
Kanal, gọi tắt BBK) là con kinh cho tàu bè di chuyển nối Biển Trắng và Biển Baltic
gần St. Petersburg. Tên
đầu tiên
(được dùng cho tới năm 1961) là
“Kinh Biển Baltic - Biển Trắng Stalin”. Kinh thường được gọi tắt là Belomorkanal.
Trong suốt thời kỳ
xây dựng, ước chừng có 100.000 tù
nhân Gulag bị bỏ mạng vì bị cưỡng bức lao động khổ nhọc quá sức lại thiếu ăn, mặc dù có các ước lượng cao và thấp khác nhau về con số tai
họa này. Kinh được khai mở vào ngày 2/8/1933.
Kinh Belomorkanal có lúc chạy dọc theo vài
con sông và hai cái hồ, hồ Onega và hồ Vygozero. Hồ Onega hay Onego, có bề mặt là 9.894 km², sâu
tối đa 120 m. Trên hồ có 1.369 đảo với tổng diện tích toàn khu vực đảo là 250 km². Hồ được làm đầy bởi 58 con
sông.
Còn hồ
Vygozero là hồ nước ngọt lớn nhất ở Cộng Hòa Karelia thuộc Liên Sô,
có diện tích 1.250 km². Từ năm 1933, hồ
là một phần của Kinh Baltic - Biển Trắng. Có hơn 500 hòn đảo trên hồ. Hồ
Vygozero nổi tiếng về đánh cá. Con sông Segezha đổ vào hồ này.
Tổng số chiều dài Kinh Belomorkanal là 227 km
(141 miles),
trong đó có 37km tù nhân Gulag phải đào xuyên qua đá cứng; có tổng số 19 cửa cống lớn
làm bằng cây.
Ưu điểm kinh tế của
Kinh Belomorkanal ngày càng
bị giới hạn do chiều sâu ở khoảng 4 mét khiến cho
kinh trở nên vô dụng đối với hầu hết tàu bè. Hiện nay chỉ có thể
những tàu nhỏ, nhẹ di chuyển theo kinh, trung bình có từ 10 tới 40
tàu mỗi ngày.
Kinh Belomorkanal
(đường màu đỏ chạy từ Bắc xuống Nam).
(đường màu đỏ chạy từ Bắc xuống Nam).
Ảnh nguồn: wiki.
Chế độ Sô Viết từng giới thiệu Kinh Belomorkanal như là kiểu mẫu
thành công của “Kế Hoạch Ngũ Niên Thứ
Nhất”. Công trình xây
dựng được hoàn thành trước 4 tháng so với kế hoạch.
Toàn bộ con kinh
được xây dựng trong 20 tháng từ năm
1931
tới năm 1933, hầu hết là sử dụng lao động tay
chân của tù nhân Gulag. Con kinh cũng được coi là dự án xây dựng đầu
tiên của Sô Viết dùng lao động cưỡng bức để thực hiện.
Để phục vụ cho công trình xây dựng, Ban Giám Đốc Trại BBK (trại có nhiệm vụ cưỡng buộc tù nhân đào con kinh) đã cung cấp một nhân lực to lớn ước chừng 150.000 người bị kết
án.
Chế độ độc
tài Cộng Sản Sô Viết mô tả kế hoạch này như là chứng cứ của
hiệu quả từ nhà tù Gulag, như việc “rèn lại” các
tội phạm hình sự “xuyên qua lao động cải tạo”. Điều kiện làm việc
tại Trại BBK được coi là tàn bạo.
Những tù nhân còn
sống sót sau khi kinh hoàn thành đã bị chuyển tới công trường
lao động khác như công trường đào Kinh Volga - Moscow để tiếp tục được “rèn lại” vì họ “chưa thể trở thành công dân Sô Viết tốt”, như
lượng định của Ban Giám Thị trại tù.
Tù nhân san bằng vách đá.
Ảnh nguồn:
Từng có một chuyến viếng thăm tới Belomorkanal của phái đoàn bao gồm 120 nhà văn và họa sĩ
được chuẩn bị cẩn thận nhằm che giấu những tệ hại nhất của sự tàn
nhẫn, hung ác, đời sống quá cơ cực trong Trại BBK.
Trong phái đoàn có những
nhà văn nổi tiếng của
chế độ Sô Viết lúc đó như Maxim Gorky,
Aleksey Nikolayevich Tolstoy*, Viktor
Shklovsky (1893-1984)**, và Mikhail Zoshchenko (1895-1958), sau này họ biên soạn một tác phẩm nhằm ca ngợi công trình Kinh
Biển Trắng
- Biển Baltic của đảng.
Năm 1929, Maxim
Gorky viếng thăm trại lao động nằm trên đảo Solovki và
viết về trại tù nổi tiếng này trên báo Sô Viết với tựa đề “Thành
Tựu Của Chúng Ta”.
Quyển sách được
xuất bản năm 1934, nhưng
bị cấm lưu hành năm 1937, rồi được cho in lại năm 1998, quyển sách do phái đoàn 120 nhà văn và họa sĩ
viết theo lịnh của OGPU
(cơ quan an ninh mật trực thuộc NKVD) ca
ngợi thành công “lao động cải tạo” được áp dụng trong thời kỳ
xây dựng Kinh Biển Trắng - Biển Baltic.
Trong quyển sách ghi lại
nhiều câu chuyện sau khi các tác giả đi tới Kinh Biển Trắng - Biển Baltic lúc công trình đang được tiến hành. Quyển sách là biểu tượng mà nhiều anh hùng được ghi trong đó cũng như các
tác giả không sống còn trong thời kỳ thanh trừng 1937-1938.
Thêm nữa, có ý kiến cho
rằng không phải tất cả nhà văn liên hệ tới chuyến đi hay công trình
Kinh Biển Trắng
- Biển Baltic không chú ý tới tình trạng tàn bạo
hoặc điều kiện sống thực sự trong Trại Tù BKK. Một số người đóng
góp nói lên sự
thật này như Sergei Alymov, tù nhân tại Trại BBK kiêm chủ bút tờ báo trại có tên “Perekovka” (Rèn
Lại).
Tương tự với điều mới đề cập trên
đây, câu chuyện du hành tới Kinh Biển Trắng - Biển Baltic của Aleksandr Avdeenko bao
gồm cuộc đối thoại giữa Semyon Firin Trưởng Cơ Quan Mật Vụ OGPU (trực
thuộc NKVD)
và Hoàng Thân Mirsky *** đã tiết lộ ít nhất một số nhà văn có chú ý bản chất thực sự của
công trình Kinh Biển Trắng - Biển
Baltic.
Tù nhân kéo, đẩy đất đá lên chỗ cao
bằng những chiếc xe cút kít thô sơ.
Ảnh nguồn:
Xã hội Nga cũng nhớ tới Kinh Biển Trắng - Biển Baltic bằng cách sản xuất loại thuốc lá loại bình dân mang
nhãn hiệu Belomorkanal. Có
một tượng đài tại Povenets tưởng niệm các tù nhân bị giết chết trong lúc đào và xây
dựng kinh và một tượng đài nhỏ hơn tại Belomorsk gần cổng vào con kinh tại Biển Trắng. Cũng có các vở kịch, hài
kịch nói về Kinh Biển Trắng - Biển
Baltic của Nikolay Pogodin.
(Povenets là khu định cư kiểu đô thị
thuộc Cộng Hòa Karelia, nằm trên bờ hồ Onega, dân số năm 2002 là
2.608 người. Còn
Belomorsk
là thị trấn thuộc Cộng Hòa
Karelia, nằm trên vịnh
Onega, dân số năm 2002 là 13.103 người).
Chiều hiện tại của kinh từ
hồ Onega chảy ra Biển Trắng theo
hướng Nam - Bắc, tất cả dấu hiệu thủy hành đều theo hướng trên. Thủy
lộ chuyển động theo hướng nói trên cho thấy, chế độ Sô Viết lúc ban
đầu muốn vùng đất sâu bên trong tiếp cận với Biển Trắng để thông
thương ra bên ngoài. Còn sự giao thương, đi lại giữa Biển Trắng với
vùng Baltic cũng rất cần thiết nhưng đứng hàng thứ hai.
Kinh bắt đầu ở gần khu
định cư Povenets trong vịnh Povenets thuộc hồ Onega. Ngay sau Povenets có 7 cửa cống gần kề nhau, được coi là “bực
thang của Povenets”. Những cửa cống này nằm
ở bờ dốc phía Nam của kinh. Giòng chảy mạnh nhất của
kinh dài 22 km nằm giữa cửa cống thứ 7 và thứ 8.
Bờ dốc phía Bắc tính từ hồ
Onega có 12 cửa cống từ cửa thứ 8 tới thứ 19. Đường thủy của bờ
dốc phía Bắc chảy dọc theo 5 hồ lớn bao gồm: hồ
Matkozero
(nằm giữa cửa cống thứ 8 và 9), hồ
Vygozero
(nằm giữa cửa cống thứ 9 và 10), hồ
Palagorka
(nằm giữa cửa cống thứ 10 và 11), hồ
Voitskoe
(nằm giữa cửa cống thứ 11 và 12), hồ
Matkozhnya
(nằm giữa cửa cống thứ 13 và 14).
Tất cả các cửa cống
đều làm bằng cây. Giòng
nước trong Kinh đổ vào vịnh Soroka của Biển Trắng
ở Belomorsk. Những khu định cư sau đây
nằm dọc theo dòng kinh: Povenets,
Segezha, Nadvoitsy, Sosnovets, Belomorsk.
Số lượng hàng hóa được
vận chuyển trên tàu chạy qua kinh lên tới đỉnh điểm năm 1985 với 7,3 triệu tấn. Trong 5 năm kế tiếp số lượng hàng vận
chuyển vẫn còn cao, kế đến suy giảm dần. Đầu thế kỷ 21 số lượng
hàng vận chuyển bắt đầu tăng dần trở lại nhưng không cao khi so sánh
với thời đỉnh điểm của năm 1985 như 283.400 tấn trong năm 2001, 314.600 tấn trong năm 2002.
Hiện nay người ta đang chú
ý khai thác con kinh như là một thủy lộ du lịch đường sông. Thời gian
di chuyển trên con kinh đào này trong một năm chỉ có 165 ngày do điều
kiện thời tiết. Kinh sâu 4 mét, rộng 36 mét; kích thước cửa cống là
135 mét chiều dài, rộng 14 mét 3.
Tốc độ giới hạn ở
những khu vực do con người đào thêm là 8km/giờ. Cần phân
biệt hai khu vực trong kinh, khu vực đã có đường nước chảy từ trước
do địa hình thiên nhiên như hồ, và khu vực đất đá cứng được đào
thành từng đoạn kinh rồi dẫn nước chảy vào cho thành kinh đào thông
suốt từ Biển Trắng tới Baltic. Trong trường hợp tầm nhìn bị giới
hạn do thời tiết thì chuyến thủy trình bị hủy bỏ.
Trong ngày khánh thành hệ
thống kinh đào, hai tờ báo của đảng là Pravda và Izvestija đã ca ngợi Stalin như “Thuyền trưởng của con tàu
quốc gia” và hình ảnh các tù nhân
“tiên tiến”, những người được xem là “lao
động cải tạo tốt” trên công trường lao động
vĩ đại để “xây dựng Chủ Nghĩa Cộng Sản Liên Sô”.
Kinh Biển Trắng – Biển Baltic.
Ảnh nguồn: wiki.
Stalin chỉ thị công việc phải được tiến hành nhanh và không quá
đắt. Trên 150.000 lao động tù nhân chỉ được trang bị bằng cuốc chim,
xẻng, rìu nhỏ và xe cút kít đẩy bằng tay để chuyên chở
đất, đá.
Khi ở trên con tàu hơi
nước Anokhin chạy tới kinh trong ngày khánh thành, Stalin kết luận một cách
thất vọng vì kinh quá cạn và hẹp so với yêu cầu. Sau đó Stalin ra
lịnh phải đào con kinh khác lớn hơn. Bản thiết kế đã sẳn sàng trong
năm 1936 nhưng dự án mới này không bao giờ thực hiện, không biết vì
lý do gì.
* Aleksey Nikolayevich Tolstoy, 1883-1945, ông rời Nga khi xảy ra Nội Chiến, và nhập cư tại Đức
và Pháp. Năm 1923 xin hồi hương và chấp nhận chế độ Cộng Sản.
Ông nổi tiếng là nhà văn ca ngợi, tán tụng Stalin cho tới hết cuộc
đời.
** Có
điểm chú ý rằng Viktor
Shklovsky viếng thăm công trình kinh đào theo cách riêng chứ
không tháp tùng theo đoàn nhà văn do Maxim Gorky tổ chức.
*** Hoàng Thân Mirsky (Dmitry Petrovich
Mirsky, 1890–1939) con của Pyotr Dmitrievich Sviatopolk-Mirskii, Bộ Trưởng Nội Vụ trong chế độ Nga Hoàng. Ông từ bỏ tước hiệu
Hoàng Thân
khi còn tuổi rất trẻ, dù gia đình
giàu có và danh tiếng vì liên hệ tới dòng họ với Hoàng Gia.
Trong thời đi học ông
chú ý thi ca theo Chủ Nghĩa Biểu Tượng trong văn học Nga
và bắt đầu làm thơ. Trong Chiến Tranh Đệ Nhất, ông phục vụ trong quân
đội Nga Hoàng, sau đó tham gia Phong Trào Trắng (Bạch Quân) như là thành viên Bộ Tham Mưu Tướng Denikin khi Cộng Sản
chiếm quyền lực năm 1917, cuối cùng vào năm 1921, Hoàng Thân di cư qua
Anh tránh nạn Cộng Sản.
Trong khi dạy văn học Nga
tại Đại Học London, Mirsky cho
xuất bản tác phẩm nghiên cứu có giá trị với tựa đề “Lịch
Sử Văn Chương Nga: Từ Khởi Thủy Đến Năm 1900”. Tác phẩm này
vẫn còn được nhiều mến mộ đối với những ai muốn nghiên cứu về văn học
Nga.
Mirsky còn
là thành viên sáng lập Phong Trào Á –Âu, Chủ Bút Tạp Chí
Định Kỳ Á – Âu. Quan điểm của ông dần dần hướng tới Chủ Nghĩa Marx, ông
cũng thường được coi có liên hệ tới việc tạo ra từ ngữ “Chủ
Nghĩa Bolshevik Dân Tộc”.
Năm 1931, ông tham gia vào
Đảng Cộng Sản Anh và hỏi Maxim Gorky rằng ông có thể được chính quyền Sô Viết tha thứ. Ông được cho phép
trở lại Liên Sô năm 1932. Khi thấy Mirsky rời Anh trở lại Liên Sô, Virginia
Woolf (1882-1941, tiểu
thuyết gia người Anh) viết trong nhật ký
của bà rằng
“chẳng mấy chốc họ sẽ cho
một phát đạn vào đầu Mirsky”.
Năm năm sau, trong suốt thời
thanh trừng, Mirsky bị cơ quan an ninh mật NKVD
bắt giữ. Ông chết trong trại lao động Gulag năm
1939. Mặc dù tác phẩm lớn của ông sau cùng được xuất bản ở Nga nhưng
danh tiếng cá nhân ông ở Nga vẫn ít ai chú ý.
Phạm Hoàng Tùng
biên soạn.
Nguồn
tham khảo và dữ kiện được trích từ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét