Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Trại Tù Cưỡng Bức Lao Động Đầu Tiên


TRẠI SOLOVKI –
 TRẠI TÙ CƯỠNG BỨC LAO ĐỘNG
ĐẦU TIÊN TRONG ĐỊA NGỤC GULAG

Phần Một
        

Trại Tù Solovki.
Ảnh nguồn: wiki.


      Lịch Sử Trại Tù Cưỡng Bức Lao Động Solovki

      Đầu tiên chúng ta cần biết sơ qua về lịch sử Tu Viện Solovki mà sau này được chính quyền Stalin dùng làm Gulag gây nên ám ảnh nặng nề cho mấy thế hệ người Liên Sô về chính sách cai trị độc tài chuyên chế khủng khiếp của Cộng Sản.

      Việc Stalin biến nơi thờ phượng tôn kính lâu đời thành nhà tù đày đọa thể xác và tâm hồn con người còn là một hành động hạ nhục tôn giáo linh thiêng một cách thẳng thừng. 

      Tu Viện Solovki được thành lập cuối năm 1420, trong thế kỷ 15, 16 tu viện mở rộng phạm vi khu vực do tu viện quản trị ở vùng đất nằm trên bờ Biển Trắng và các con sông chảy vào Biển Trắng.

      Tu Viện Solovki cũng gia tăng các hoạt động mua bán và sản xuất, trở thành trung tâm kinh tế và chính trị trong vùng Biển Trắng. Các giáo sĩ quan trọng của tu viện được chính Nga Hoàng và Giáo Trưởng bổ nhiệm. Năm 1694, Peter Đại Đế viếng thăm tu viện.

      Các hoạt động kinh doanh của tu viện bao gồm: lập xưởng làm muối, xưởng sắt, sản xuất thực phẩm biển, làm mica, hạt trai...với sự tham dự của nhiều người có đời sống tùy thuộc vào tu viện.

      Vào thế kỷ 17, Tu Viện Solovki có 350 giáo sĩ, và có đến 600 tới 700 gia nhân, thợ thủ công và nông dân.

      “Ngày nay ở Solovki, ngày mai ở trên toàn nước Nga”, một khẩu hiệu trong nhà tù, ý muốn chỉ rằng kiểu nhà tù như Solovki rồi đây sẽ lan tràn trong xã hội, đâu đâu cũng có nhà tù kiểu Solovki khi đất nước còn bị Đảng Cộng Sản làm mưa làm gió.

      Theo những người tìm hiểu lịch sử Nga, nhà tù ở đế quốc Nga trước đây và sau này là Liên Sô mang ý nghĩa nặng nề hơn nhà tù chính hiệu.

      Nhà tù ở Nga đạt tới mức độ không tưởng tượng được về tính cách làm nhục nhân phẩm con người. “Lối đối xử đặc biệt này”của nhà tù Nga được hình thành từ nhiều thế kỷ.

      Cho tới thế kỷ 19, Tu Viện Solovetsky (Solovki) là một nhà tù chính thức duy nhất của nnước Quân Chủ đã gây ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ việc tổ chức các nhà tù Nga. 
  
      Người dân bị lưu đày tới Solovki vì nhiều tội như phản bội, ăn cắp, tội lăng mạ và sinh mạng họ có thể bị lâm nguy do lịnh của chính quyền cấp thủ đô hay Nga Hoàng.

      Ngoài người dân còn có những thành phần khác cũng bị lưu đày tới Solovki như người theo “dị giáo”, bọn lưu manh du đảng, các giáo phái khác, quân nổi loạn, các viên chức cao cấp đáng chê trách, tội phạm hình sự quốc gia, tu sĩ nghiện rượu.

      Sự thiêng liêng của tín ngưỡng không áp đảo lề thói cai trị trong nhà tù. Các giáo sĩ trở thành tù nhân. Các tù nhân đầu tiên đã xuất hiện trong tu viện bằng cây.

      Giáo Sĩ Sylvan bị giam tại Solovki vì ông phản đối Giáo Hội cho vay nặng lãi, chiếm hữu tu viện và đầu cơ trục lợi.

      Hơn 400 người bị lưu đày tới nhà tù Tu Viện Solovki trong thời Nga Hoàng Ivan “Kinh Hoàng”. Giáo Sĩ Illarii của Solovki viết:”tên của Solovki trở thành khủng khiếp trong lịch sử Nga”.

      Năm 1798 gần tháp Korozhnaya, một sân tù đặc biệt được thiết lập. Phòng vẽ tranh tượng thánh bị đổi thành dãy nhà giam với 28 xà lim.

      Năm 1903, Nhà Tù Solovki chấm dứt sự hiện hữu trong chế độ Nga Hoàng khi xã hội đang trong thời sục sôi cách mạng đòi lật đổ chế độ Quân Chủ chậm tiến.

      17 năm sau, địa ngục trần gian Solovki lại xuất hiện khi “cách mạng Bolshevik của Lenin” thành công và từ đó con người sống trong kiếp sống không phải là người.

      Sự khủng khiếp của quá khứ Quân Chủ lại xuất hiện trong chế độ Cộng Sản hiện tại mà luôn miệng rêu rao là ”cách mạng” là “văn minh, đạo đức”…!?.   


nhân báp giải tới
Trại Tù Solovki theo lịnh Lenin.
Ảnh nguồn:


      Trại tập trung đầu tiên dành cho tù nhân trong thời Nội Chiến được dựng lên ở Đảo Solovki, dưới thời cai trị của Lenin. Năm 1923, “Trại Solovki Có Mục Đích Đặc Biệt” được biết là SLON được thành lập. Trong cùng năm, cuộc hành quyết tập thể các tù nhân đầu tiên đã xảy ra.

      Hơn 1 triệu người bị nhốt tù trong Trại Solovki và tại các trại tù khác trên khắp Liên Bang Sô Viết. Năm 1937, 2.000 tù nhân bị giết chết.

      Không ai có thể hiểu nổi kinh hoàng và sự tuyệt vọng của những cựu tù nhân Solovki. Và không ai có thể diễn tả về những nhà tù đó rõ ràng như các tù nhân còn sống sót.

      Trại Đặc Biệt Solovki, theo Aleksandr Solzhenitsin, có thể được coi như mẹ của Gulag”. Trại này không những lớn nhất mà còn tàn bạo nhất, vì thế trở thành trại khuôn mẫu nơi mà cơ quan an ninh NKVD phát triển và thí nghiệm các biện pháp an ninh như “các điều kiện sống”, các định mức sản xuất của tù nhân, và tất cả những phương pháp đàn áp có thể được sử dụng.

      Số lượng chính xác tù nhân bị giam cầm khổ nhục trong Trại Solovki vào thời gian 1923-1939 thì hãy còn chưa được biết. Tuy nhiên con số ước lượng từ hàng chục ngàn tới hàng trăm ngàn người.

      Solovki còn là biểu tượng về thái độ của hệ thống chính trị mới đối với tôn giáo và truyền thống. Ba tu viện lịch sử tọa lạc trên hòn đảo xa xôi của Biển Trắng bị biến thành trại tù nhằm cô lập các đối thủ chính trị của chế độ mới như: các sĩ quan Bạch Quân, thành viên đảng đối lập, những người tham gia vào các cuộc nổi dậy chống cách mạng.

      Một làn sóng đàn áp chưa từng có trước đây đã mang hàng trăm ngàn người bị bắt giữ tới trại, nơi tới sau cùng của họ là trở thành lực lượng lao động cho chế độ Cộng Sản xây dựng những công trình kinh tế “kỳ diệu” mà đã biến Liên Sô cũng như các chư hầu Cộng sản của nó trở thành những quốc gia Xã Hội Chủ Nghĩa nghèo đói chỉ biết đi bằng hai đầu gối và ngửa tay ăn mày viện trợ lòng nhân đạo của “đế quốc” Mỹ, Anh, Pháp, Liên Hiệp Châu Âu… từ năm này đến năm khác, từ thập niên này đến thập niên khác.


Tù Nhân Bị Áp Giải Tới
Trại Tù Solovki.
Ảnh nguồn:


      Vào cuối năm 1936, Trại Cải Tạo Lao Động Solovki được tái tổ chức thành nhà giam, kế đến bị đóng cửa để chuẩn bị dọn đường cho việc thành lập một căn cứ hải quân. Sự tàn phá các dinh thự Giáo Hội tiếp tục diễn ra cho tới thập niên 1960 khi công việc phục hồi được khởi sự.

      Sau đó giòng người kéo tới Đảo Solovki, như gia đình sĩ quan binh lính, người làm công tác bảo tồn, đã mang đời sống mới đến với hòn đảo xa xôi. Ngày nay khu định cư chung quanh tu viện có dân số khoảng chừng 1.000 người.

      Giáo Hội Chính Thống Giáo được tái thành lập ở Solovki vào năm 1988. Năm 1990, Tu Viện Solovki nằm trong danh sách Di Sản Thế Giới của UNESCO.


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét